Tyneham được coi là một " ngôi làng ma" vì hoàn toàn vắng bóng người từ năm 1943, thời điểm giữa Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ngoài ra, nó còn được biết tới với cái tên "ngôi làng bị lãng quên" bởi người dân địa phương.Ngôi làng nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa 2 rặng đồi Purbeck Dorset, phía Tây Nam nước Anh. Tyneham có một lịch sử rất lâu đời, với dấu vết về sự định cư của nhiều nền văn minh trước đây. Các di chỉ cho thấy từng có người sống từ suốt thời đại đồ sắt đến thời kỳ La Mã sau này.Làng cũng có một nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15. Tuy vậy, giờ đây không còn ai sống ở làng, sau khi mọi cư dân rời đi vào năm 1943 bởi một cuộc di tản.Địa hình của vùng được cho là lý tưởng cho các cuộc diễn tập quân sự. Khi quân đội Mỹ đến đây vào giữa Thế chiến 2, họ đã lập nên nhiều căn cứ mới. Trước tình hình đó, cộng với việc lo cho an nguy của thường dân trong chiến tranh, họ đã yêu cầu dân làng rời đi và tái định cư ở một địa điểm mới.Tổng cộng 7.500 mẫu Anh (hơn 3.000 héc ta) đã được Bộ Chiến tranh Anh trưng dụng ngay trước dịp Giáng sinh năm 1943. Đáng buồn rằng điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều người dân sẽ mất đi ngôi nhà của mình, nhiều người hy vọng rằng một ngày nào đó họ có thể trở lại.Trong số khoảng 225 người rời Tyneham, một cư dân đã để lại lời nhắn trên cánh cửa nhà thờ cho đội quân tiếp quản: "Xin hãy giữ gìn thật cẩn thận nhà thờ và những căn nhà, chúng tôi đã bỏ nhà mình đi - nơi mà gia đình chúng tôi từng sinh sống suốt nhiều thế hệ - để giúp giành chiến thắng trong trận chiến gìn giữ tự do cho nhân loại.""Chúng tôi sẽ trở lại vào một ngày kia và xin cảm ơn các anh đã đối xử thật tốt với ngôi làng". Mặc dù vậy, những cư dân của Tyneham đã không bao giờ trở lại làng nữa. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều người định cư ở những ngôi nhà mới tại Wareham cách đó 6 dặm (khoảng 10km).Tuy nhiên một số khác không bằng lòng và mong muốn được trở về. Thậm chí còn có một cuộc biểu tình đòi quyền được quay lại Tyneham đã diễn ra.Một cuộc khảo sát công khai đã được tiến hành vào năm 1948 để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, một lệnh mua bắt buộc được đưa ra và đất làng thuộc về quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh từ đó.Nhiều cuộc vận động sau đó vẫn được tiến hành để đưa những người di tản về Tyneham. Tuy vậy, không có sự nhất trí nào giữa các nhà vận động, chính quyền và Bộ Quốc phòng được đưa ra.Dù sao đi nữa, những ngôi nhà trong làng đã dần bị thời gian tàn phá và trở nên không thể ở được sau thời gian dài sử dụng làm cơ sở huấn luyện quân sự. Phần lớn các biệt thự cổ có tuổi đời từ thế kỷ 14 đã bị phá dỡ vào năm 1967 bởi Bộ Xây dựng Anh lúc đó.Hiện nay, ngôi làng vẫn bị bỏ hoang và được dùng làm địa điểm du lịch. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến làng để chứng kiến bầu không khí được giữ vẹn nguyên từ năm 1943. May mắn là nhiều căn nhà vẫn còn ở tình trạng khá tốt.
Tyneham được coi là một " ngôi làng ma" vì hoàn toàn vắng bóng người từ năm 1943, thời điểm giữa Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ngoài ra, nó còn được biết tới với cái tên "ngôi làng bị lãng quên" bởi người dân địa phương.
Ngôi làng nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa 2 rặng đồi Purbeck Dorset, phía Tây Nam nước Anh. Tyneham có một lịch sử rất lâu đời, với dấu vết về sự định cư của nhiều nền văn minh trước đây. Các di chỉ cho thấy từng có người sống từ suốt thời đại đồ sắt đến thời kỳ La Mã sau này.
Làng cũng có một nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15. Tuy vậy, giờ đây không còn ai sống ở làng, sau khi mọi cư dân rời đi vào năm 1943 bởi một cuộc di tản.
Địa hình của vùng được cho là lý tưởng cho các cuộc diễn tập quân sự. Khi quân đội Mỹ đến đây vào giữa Thế chiến 2, họ đã lập nên nhiều căn cứ mới. Trước tình hình đó, cộng với việc lo cho an nguy của thường dân trong chiến tranh, họ đã yêu cầu dân làng rời đi và tái định cư ở một địa điểm mới.
Tổng cộng 7.500 mẫu Anh (hơn 3.000 héc ta) đã được Bộ Chiến tranh Anh trưng dụng ngay trước dịp Giáng sinh năm 1943. Đáng buồn rằng điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều người dân sẽ mất đi ngôi nhà của mình, nhiều người hy vọng rằng một ngày nào đó họ có thể trở lại.
Trong số khoảng 225 người rời Tyneham, một cư dân đã để lại lời nhắn trên cánh cửa nhà thờ cho đội quân tiếp quản: "Xin hãy giữ gìn thật cẩn thận nhà thờ và những căn nhà, chúng tôi đã bỏ nhà mình đi - nơi mà gia đình chúng tôi từng sinh sống suốt nhiều thế hệ - để giúp giành chiến thắng trong trận chiến gìn giữ tự do cho nhân loại."
"Chúng tôi sẽ trở lại vào một ngày kia và xin cảm ơn các anh đã đối xử thật tốt với ngôi làng". Mặc dù vậy, những cư dân của Tyneham đã không bao giờ trở lại làng nữa. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều người định cư ở những ngôi nhà mới tại Wareham cách đó 6 dặm (khoảng 10km).
Tuy nhiên một số khác không bằng lòng và mong muốn được trở về. Thậm chí còn có một cuộc biểu tình đòi quyền được quay lại Tyneham đã diễn ra.
Một cuộc khảo sát công khai đã được tiến hành vào năm 1948 để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, một lệnh mua bắt buộc được đưa ra và đất làng thuộc về quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh từ đó.
Nhiều cuộc vận động sau đó vẫn được tiến hành để đưa những người di tản về Tyneham. Tuy vậy, không có sự nhất trí nào giữa các nhà vận động, chính quyền và Bộ Quốc phòng được đưa ra.
Dù sao đi nữa, những ngôi nhà trong làng đã dần bị thời gian tàn phá và trở nên không thể ở được sau thời gian dài sử dụng làm cơ sở huấn luyện quân sự. Phần lớn các biệt thự cổ có tuổi đời từ thế kỷ 14 đã bị phá dỡ vào năm 1967 bởi Bộ Xây dựng Anh lúc đó.
Hiện nay, ngôi làng vẫn bị bỏ hoang và được dùng làm địa điểm du lịch. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến làng để chứng kiến bầu không khí được giữ vẹn nguyên từ năm 1943. May mắn là nhiều căn nhà vẫn còn ở tình trạng khá tốt.