1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân.Năm 1890 chính quyền thuộc địa cho xây dựng chợ Đồng Xuân theo kiến trúc Pháp. Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa.Sau năm 1954, chợ Đồng Xuân khẳng định vai trò của một khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 1991, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại nhưng vẫn giữ những nét kiến trúc cũ ở mặt tiền. Năm 1994, chợ bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng. Sau vụ cháy kinh hoàng, chợ đã được tu sửa.Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một “thiên đường” bán lẻ dành cho người dân và du khách. Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày nay, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.2. Nằm ở mặt sau chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị. Đây vốn là một khu chợ tạm được hình thành vào khoảng thập niên 1960, ban đầu chỉ là khu đất trống dành cho những người nông dân từ bờ Bắc sông Hồng qua bán rau quả rồi dần dần trở nên sầm uất.Như vậy, tên gọi “Bắc Qua” có hai yếu tố, “Bắc” là chỉ địa điểm bờ Bắc sông Hồng, còn “Qua” là chỉ luồng vận chuyển hàng hóa từ bờ Bắc qua bờ Nam của sông. Do chợ Bắc Qua “dính liền” với chợ Đồng Xuân nên người Hà Nội thường gọi cả hai chợ là bằng cái tên chung là chợ Đồng Xuân – Bắc Qua.Ngày nay, chợ Bắc Qua họp chủ yếu trên hai tuyến phố, là phố Nguyễn Thiện Thuật giới hạn bởi mặt sau chợ Đồng Xuân và phố Cao Thắng. Khu chợ trên phố Nguyễn Thiện Thuật chủ yếu bán mặt hàng khô. Phố Cao Thắng thì ngược lại, bán các loại nông sản tươi như rau, củ, quả...Nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, chợ Bắc Qua là một địa điểm thu hút khá đông du khách tới tham quan. Do chợ họp trên các trục đường sầm uất, người đi chợ có thể mua hàng khi vẫn ngồi trên xe máy. Đây là một điểm độc đáo của khu chợ này...3. Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân, chợ Cầu Đông là một khu chợ được mở sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991. Chợ được xây cao tầng khang trang, cổng chính hướng ra phố Nguyễn Thiện Thuật, cổng phụ thông ra phố Cầu Đông.Tầng một của chợ là nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng kim loại, đồ cơ khí, tầng hai bán các mặt hàng may mặc, các tầng 3, 4 được dùng làm văn phòng hoặc phòng chức năng. Từ tầng hai của chợ Cầu Đông có một lối đi trên cao dẫn sang chợ Đồng Xuân.Do chợ Cầu Đông là một chợ mới xây và lại nằm sát chợ Đồng Xuân nổi tiếng nên có khá nhiều người Hà Nội không biết đến sự tồn tại của khu chợ này, hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một phần mở rộng của chợ Đồng Xuân.Tên chợ Cầu Đông khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế khu chợ trong câu ca dao không còn nữa, chợ Cầu Đông hiện tại chỉ mang một cái tên gợi nhớ về khu chợ cũ nơi "bà già xem bói".4. Họp dọc ngõ Thanh Hà và phố Nguyễn Thiện Thuật, đoạn từ đầu phố Cầu Đông đến phố Hàng Chiếu, chợ Thanh Hà là một khu chợ tạm phát sinh từ chợ Đồng Xuân.Các mặt hàng buôn bán ở chợ Thanh Hà khá phong phú, trong đó thực phẩm tươi sống là nhiều nhất. Thực phẩm ở chợ Thanh Hà được giới nội trợ đánh giá là thuộc hàng tươi ngon nhất Hà Nội.Đoạn đầu phố Nguyễn Thiện Thuật giáp phố Hàng Chiếu thì tập trung nhiều hàng đồ ăn chế biến sẵn, như các loại giò chả, thịt trâu, bò sấy, mắm tép và các loại đồ khô.Sắc màu dân dã của các quầy hàng kết hợp với không gian chật chội đặc trưng của ngõ hẻm phố cổ đem lại cho chợ Thanh Hà một sự hấp dẫn khó cưỡng. Ngày nay, chợ là một điểm tham quan lý thú dành cho du khách ở phố cổ Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân.
Năm 1890 chính quyền thuộc địa cho xây dựng chợ Đồng Xuân theo kiến trúc Pháp. Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa.
Sau năm 1954, chợ Đồng Xuân khẳng định vai trò của một khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 1991, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại nhưng vẫn giữ những nét kiến trúc cũ ở mặt tiền. Năm 1994, chợ bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng. Sau vụ cháy kinh hoàng, chợ đã được tu sửa.
Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một “thiên đường” bán lẻ dành cho người dân và du khách. Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày nay, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.
2. Nằm ở mặt sau chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị. Đây vốn là một khu chợ tạm được hình thành vào khoảng thập niên 1960, ban đầu chỉ là khu đất trống dành cho những người nông dân từ bờ Bắc sông Hồng qua bán rau quả rồi dần dần trở nên sầm uất.
Như vậy, tên gọi “Bắc Qua” có hai yếu tố, “Bắc” là chỉ địa điểm bờ Bắc sông Hồng, còn “Qua” là chỉ luồng vận chuyển hàng hóa từ bờ Bắc qua bờ Nam của sông. Do chợ Bắc Qua “dính liền” với chợ Đồng Xuân nên người Hà Nội thường gọi cả hai chợ là bằng cái tên chung là chợ Đồng Xuân – Bắc Qua.
Ngày nay, chợ Bắc Qua họp chủ yếu trên hai tuyến phố, là phố Nguyễn Thiện Thuật giới hạn bởi mặt sau chợ Đồng Xuân và phố Cao Thắng. Khu chợ trên phố Nguyễn Thiện Thuật chủ yếu bán mặt hàng khô. Phố Cao Thắng thì ngược lại, bán các loại nông sản tươi như rau, củ, quả...
Nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, chợ Bắc Qua là một địa điểm thu hút khá đông du khách tới tham quan. Do chợ họp trên các trục đường sầm uất, người đi chợ có thể mua hàng khi vẫn ngồi trên xe máy. Đây là một điểm độc đáo của khu chợ này...
3. Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân, chợ Cầu Đông là một khu chợ được mở sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991. Chợ được xây cao tầng khang trang, cổng chính hướng ra phố Nguyễn Thiện Thuật, cổng phụ thông ra phố Cầu Đông.
Tầng một của chợ là nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng kim loại, đồ cơ khí, tầng hai bán các mặt hàng may mặc, các tầng 3, 4 được dùng làm văn phòng hoặc phòng chức năng. Từ tầng hai của chợ Cầu Đông có một lối đi trên cao dẫn sang chợ Đồng Xuân.
Do chợ Cầu Đông là một chợ mới xây và lại nằm sát chợ Đồng Xuân nổi tiếng nên có khá nhiều người Hà Nội không biết đến sự tồn tại của khu chợ này, hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một phần mở rộng của chợ Đồng Xuân.
Tên chợ Cầu Đông khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế khu chợ trong câu ca dao không còn nữa, chợ Cầu Đông hiện tại chỉ mang một cái tên gợi nhớ về khu chợ cũ nơi "bà già xem bói".
4. Họp dọc ngõ Thanh Hà và phố Nguyễn Thiện Thuật, đoạn từ đầu phố Cầu Đông đến phố Hàng Chiếu, chợ Thanh Hà là một khu chợ tạm phát sinh từ chợ Đồng Xuân.
Các mặt hàng buôn bán ở chợ Thanh Hà khá phong phú, trong đó thực phẩm tươi sống là nhiều nhất. Thực phẩm ở chợ Thanh Hà được giới nội trợ đánh giá là thuộc hàng tươi ngon nhất Hà Nội.
Đoạn đầu phố Nguyễn Thiện Thuật giáp phố Hàng Chiếu thì tập trung nhiều hàng đồ ăn chế biến sẵn, như các loại giò chả, thịt trâu, bò sấy, mắm tép và các loại đồ khô.
Sắc màu dân dã của các quầy hàng kết hợp với không gian chật chội đặc trưng của ngõ hẻm phố cổ đem lại cho chợ Thanh Hà một sự hấp dẫn khó cưỡng. Ngày nay, chợ là một điểm tham quan lý thú dành cho du khách ở phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.