Cư trú ở miền trung Việt Nam, người dân tộc Tà Ôi có tục thờ đầu hổ rất độc đáo.Tục này xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo cho người dân biết nếu làng sắp gặp biến cố như chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh.Nhà mồ của làng là nơi một chiếc đầu hổ được đặt trang trọng. Từ cái đầu này, các điềm xấu được báo thông qua giấc mộng đến với người trong làng.Họ coi chiếc đầu hổ là hiện thân của Giàng Avó, tức là Giàng Hổ, là vị thần bảo hộ cho làng. Mỗi dịp lễ, người dân lại đến đây thăm viếng, bày tỏ lòng kính trọng với vị thần này.Hàng năm, khi người Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới hay cúng khánh thành nhà rông, Giàng Avó đều được chia lộc. Khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần Hổ ăn.Theo quan niệm của người Tà Ôi, việc bắt được hổ là một điều tốt lành cho cộng đồng, vì những con hổ sống là món quà tặng quý giá nhất của thần rừng.Theo sự biến đổi của thời cuộc, loài hổ đã biến mất khỏi các cánh rừng Việt Nam. Tục thờ đầu hổ của người Tà Ôi vì thế mà cũng dần mai một, chỉ còn được duy trì ở một số nơi xa xôi hẻo lánh...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Cư trú ở miền trung Việt Nam, người dân tộc Tà Ôi có tục thờ đầu hổ rất độc đáo.
Tục này xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo cho người dân biết nếu làng sắp gặp biến cố như chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh.
Nhà mồ của làng là nơi một chiếc đầu hổ được đặt trang trọng. Từ cái đầu này, các điềm xấu được báo thông qua giấc mộng đến với người trong làng.
Họ coi chiếc đầu hổ là hiện thân của Giàng Avó, tức là Giàng Hổ, là vị thần bảo hộ cho làng. Mỗi dịp lễ, người dân lại đến đây thăm viếng, bày tỏ lòng kính trọng với vị thần này.
Hàng năm, khi người Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới hay cúng khánh thành nhà rông, Giàng Avó đều được chia lộc. Khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần Hổ ăn.
Theo quan niệm của người Tà Ôi, việc bắt được hổ là một điều tốt lành cho cộng đồng, vì những con hổ sống là món quà tặng quý giá nhất của thần rừng.
Theo sự biến đổi của thời cuộc, loài hổ đã biến mất khỏi các cánh rừng Việt Nam. Tục thờ đầu hổ của người Tà Ôi vì thế mà cũng dần mai một, chỉ còn được duy trì ở một số nơi xa xôi hẻo lánh...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.