Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa.Lăng là nơi thờ quận Mãn Lê Trung Nghĩa (? - 1786), một nhân vật lịch sử có nhiều công trạng tại địa phương. Diện tích toàn khu lăng hiện nay rộng khoảng 500m2, trong đó lăng mộ chính nằm trên diện tích hơn 50m2.Hai bên lối vào khu lăng mộ chính có hai con chó đá cao gần 1,5m đứng canh gác.Kế đến là đôi rồng chầu được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo nằm hai bên cửa thềm lên xuống sân lăng.Toàn bộ mặt sân của lăng được lát đá, hai bên là hai hàng tượng đá đứng chầu, mỗi bên có năm vị quan văn, năm vị quan võ, một đôi ngựa và một đôi voi.Tượng các vị quan được tạo tác cầu kỳ và sinh động, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 18.Tượng ngựa được tạo dáng theo thế đứng.Tượng voi mang thế quỳ, mô típ quen thuộc của kiến trúc lăng mộ đá thời xưa.Trước mỗi hàng tượng có một bàn thờ bằng đá.Bàn thờ trung tâm nằm ở khu vực chính giữa của lăng mộ, được tạc bằng đá nguyên khối dài gần 1m, rộng gần 0,5m.Sau bàn thờ là chiếc ngai lớn, tượng trưng cho địa vị của người nằm dưới huyệt mộ.Xưa kia khu lăng đá Quận Mãn từng có một ngôi đình che phía trên, nhưng đã bị phá hủy theo thời gian, nay chỉ còn lưu dấu lại các chân cột đá.Phía trước khu lăng mộ có 4 tấm bia đá lớn nằm ở hai bên.Mỗi tấm bia cao khoảng 2m, rộng 1,2m, dày 0,15m, trên bia có các chữ Hán cổ là các văn tự do ông Lê Quý Thuần, con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn soạn thảo.Bốn tấm bia đá này ghi lại tiểu sử của Mãn Quận công, tên các làng cúng tế, địa giới, điện tích đất xưa kia của 9 làng và nơi đặt khu lăng mộ.Ngoài khu lăng mộ chính, lặng Quận Mãn còn một số công trình khác như tượng các lính canh ở phía ngoài.Cạnh lối vào mộ có một tượng rùa chiều dài gần 1,5m, rộng 1m, cao hơn 50cm.Gần tượng rùa có chiếc ngai nhỏ bằng đá.Theo sử sách, Quận Mãn Lê Trung Nghĩa xuất thân trong một gia đình nghèo khó đến nỗi phải trốn làng bỏ đi để không phải làm theo nhưng tục lệ của làng. Sau thời gian lưu lạc khỏi làng, ông đã đi lính cho triều đình được chọn làm quân cấm vệ và tình nguyện bị “hoạn” để phục vụ trong cung.Do có nhiều đóng góp cũng như lòng “trung quân ái quốc” nên ông được thăng chức cao lên đến Đô đốc Tổng trấn tước Quận Công và được gọi là Quận Mãn.Thời lời kể hậu thế, khi Quận Mãn còn sống, biết mình không con cháu thờ tự lúc qua đời nên ông đã tự bỏ tiền mua ruộng đất của 9 làng quanh khu vực này cho nhân dân cày cấy. Dân làng biết ơn ông có công khai đất lập làng nên đã xin được lập một sinh phần cho ông.Khu sinh phần này nằm trên một khu đất cao ráo, ông đã thuê thợ đá làng Nhồi, huyện Đông Sơn lấy đá về xây dựng lên các khu thờ tự cùng với các pho tượng nguyên khối đặt xung quanh. Tới khi ông mất dân làng đem thi hài ông về đây chôn cất, thờ cúng.Hàng năm, khu lăng mộ đá của Quận Mãn có rất nhiều người dân địa phương cũng như khách thập phương về dâng lễ và tham quan.Trải qua nhiều thế kỷ, công trình kiến trúc này đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều pho tượng đá đã bị sứt mẻ, các tấm văn đặt trên nền đất bị đe dọa bởi hiện tượng lún nghiêm trọng...Xem video: Ca khúc Về với xứ Thanh.
Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa.
Lăng là nơi thờ quận Mãn Lê Trung Nghĩa (? - 1786), một nhân vật lịch sử có nhiều công trạng tại địa phương. Diện tích toàn khu lăng hiện nay rộng khoảng 500m2, trong đó lăng mộ chính nằm trên diện tích hơn 50m2.
Hai bên lối vào khu lăng mộ chính có hai con chó đá cao gần 1,5m đứng canh gác.
Kế đến là đôi rồng chầu được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo nằm hai bên cửa thềm lên xuống sân lăng.
Toàn bộ mặt sân của lăng được lát đá, hai bên là hai hàng tượng đá đứng chầu, mỗi bên có năm vị quan văn, năm vị quan võ, một đôi ngựa và một đôi voi.
Tượng các vị quan được tạo tác cầu kỳ và sinh động, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 18.
Tượng ngựa được tạo dáng theo thế đứng.
Tượng voi mang thế quỳ, mô típ quen thuộc của kiến trúc lăng mộ đá thời xưa.
Trước mỗi hàng tượng có một bàn thờ bằng đá.
Bàn thờ trung tâm nằm ở khu vực chính giữa của lăng mộ, được tạc bằng đá nguyên khối dài gần 1m, rộng gần 0,5m.
Sau bàn thờ là chiếc ngai lớn, tượng trưng cho địa vị của người nằm dưới huyệt mộ.
Xưa kia khu lăng đá Quận Mãn từng có một ngôi đình che phía trên, nhưng đã bị phá hủy theo thời gian, nay chỉ còn lưu dấu lại các chân cột đá.
Phía trước khu lăng mộ có 4 tấm bia đá lớn nằm ở hai bên.
Mỗi tấm bia cao khoảng 2m, rộng 1,2m, dày 0,15m, trên bia có các chữ Hán cổ là các văn tự do ông Lê Quý Thuần, con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn soạn thảo.
Bốn tấm bia đá này ghi lại tiểu sử của Mãn Quận công, tên các làng cúng tế, địa giới, điện tích đất xưa kia của 9 làng và nơi đặt khu lăng mộ.
Ngoài khu lăng mộ chính, lặng Quận Mãn còn một số công trình khác như tượng các lính canh ở phía ngoài.
Cạnh lối vào mộ có một tượng rùa chiều dài gần 1,5m, rộng 1m, cao hơn 50cm.
Gần tượng rùa có chiếc ngai nhỏ bằng đá.
Theo sử sách, Quận Mãn Lê Trung Nghĩa xuất thân trong một gia đình nghèo khó đến nỗi phải trốn làng bỏ đi để không phải làm theo nhưng tục lệ của làng. Sau thời gian lưu lạc khỏi làng, ông đã đi lính cho triều đình được chọn làm quân cấm vệ và tình nguyện bị “hoạn” để phục vụ trong cung.
Do có nhiều đóng góp cũng như lòng “trung quân ái quốc” nên ông được thăng chức cao lên đến Đô đốc Tổng trấn tước Quận Công và được gọi là Quận Mãn.
Thời lời kể hậu thế, khi Quận Mãn còn sống, biết mình không con cháu thờ tự lúc qua đời nên ông đã tự bỏ tiền mua ruộng đất của 9 làng quanh khu vực này cho nhân dân cày cấy. Dân làng biết ơn ông có công khai đất lập làng nên đã xin được lập một sinh phần cho ông.
Khu sinh phần này nằm trên một khu đất cao ráo, ông đã thuê thợ đá làng Nhồi, huyện Đông Sơn lấy đá về xây dựng lên các khu thờ tự cùng với các pho tượng nguyên khối đặt xung quanh. Tới khi ông mất dân làng đem thi hài ông về đây chôn cất, thờ cúng.
Hàng năm, khu lăng mộ đá của Quận Mãn có rất nhiều người dân địa phương cũng như khách thập phương về dâng lễ và tham quan.
Trải qua nhiều thế kỷ, công trình kiến trúc này đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều pho tượng đá đã bị sứt mẻ, các tấm văn đặt trên nền đất bị đe dọa bởi hiện tượng lún nghiêm trọng...
Xem video: Ca khúc Về với xứ Thanh.