Trong văn hóa của người Chăm cổ, vàng là chất liệu được sử dụng rất phổ biến để chế tác đồ tế tự, đồ trang sức và các tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kosa linga (vỏ kim loại dùng để bao bọc bên ngoài tượng linga) bằng vàng, niên đại thế kỷ 12 - 13, phát hiện tại Quy Nhơn, Bình Định.Những cuộc khai quật khảo cổ học tại các phế tích Chăm ở miền Trung Việt Nam trong thế kỷ 20 đã phát hiện rất nhiều cổ vật bằng vàng quý giá. Ảnh: Kosa linga bằng vàng của người Chăm.Bên cạnh vàng, bạc cũng là chất liệu quý được người Chăm sử dụng rộng rãi. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga (bệ thờ linga có bầu ngực phụ nữ xung quanh) trang trí hoa sen bằng bạc mạ vàng, niên đại thế kỷ 11-12.Có được điều này là do vương quốc Chăm Pa sở hữu các mỏ vàng bạc với trữ lượng rất dồi dào. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga bằng bạc, niên đại thế kỷ 12 - 12, phát hiện tại Bình Định.Từ nguồn vàng bạc phong phú, người Chăm đã phát triển nghề kim hoàn đạt đến những thành tựu rực rỡ. Ảnh: Phần chân nạm đá quý của đài thờ Uroja-Linga bằng bạc.Sự phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình của đồ trang sức bằng vàng, bạc của người Chăm là những minh chứng đầy thuyết phục cho nghệ thuật kim hoàn Chăm Pa. Ảnh: Hộp đựng trang sức bằng bạc nạm đá quý, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.Sự phong phú của các cổ vật vàng, bạc đã làm dấy lên nhiều lời đồn đại về những kho báu bí ẩn của vương quốc Chăm Pa xưa. Ảnh: Trâm cài tóc bằng bạc khảm đá quý, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.Do biến thiên của lịch sử, rất nhiều báu vật Chăm đã bị mất mát. Chỉ còn một phần nhỏ được lưu giữ trong các viện bảo tàng hoặc bộ sưu tập cá nhân. Ảnh: Vòng tay bằng bạc, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.Ngày nay, những người quan tâm đến văn hóa Chăm có thể chiêm ngưỡng các món cố vật làm bằng vàng, bạc tiêu biểu của vương quốc Chăm Pa tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, nơi thực hiện loạt ảnh này. Ảnh: Khuyên tai bằng bạc, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.Xem thêm một số hình ảnh về các mẫu mặt trang sức bằng bạc nạm đá quý tuyệt đẹp của người Chăm cổ, có niên đại thế kỷ 15-16.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quy hương tôi.
Trong văn hóa của người Chăm cổ, vàng là chất liệu được sử dụng rất phổ biến để chế tác đồ tế tự, đồ trang sức và các tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kosa linga (vỏ kim loại dùng để bao bọc bên ngoài tượng linga) bằng vàng, niên đại thế kỷ 12 - 13, phát hiện tại Quy Nhơn, Bình Định.
Những cuộc khai quật khảo cổ học tại các phế tích Chăm ở miền Trung Việt Nam trong thế kỷ 20 đã phát hiện rất nhiều cổ vật bằng vàng quý giá. Ảnh: Kosa linga bằng vàng của người Chăm.
Bên cạnh vàng, bạc cũng là chất liệu quý được người Chăm sử dụng rộng rãi. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga (bệ thờ linga có bầu ngực phụ nữ xung quanh) trang trí hoa sen bằng bạc mạ vàng, niên đại thế kỷ 11-12.
Có được điều này là do vương quốc Chăm Pa sở hữu các mỏ vàng bạc với trữ lượng rất dồi dào. Ảnh: Đài thờ Uroja-Linga bằng bạc, niên đại thế kỷ 12 - 12, phát hiện tại Bình Định.
Từ nguồn vàng bạc phong phú, người Chăm đã phát triển nghề kim hoàn đạt đến những thành tựu rực rỡ. Ảnh: Phần chân nạm đá quý của đài thờ Uroja-Linga bằng bạc.
Sự phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình của đồ trang sức bằng vàng, bạc của người Chăm là những minh chứng đầy thuyết phục cho nghệ thuật kim hoàn Chăm Pa. Ảnh: Hộp đựng trang sức bằng bạc nạm đá quý, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.
Sự phong phú của các cổ vật vàng, bạc đã làm dấy lên nhiều lời đồn đại về những kho báu bí ẩn của vương quốc Chăm Pa xưa. Ảnh: Trâm cài tóc bằng bạc khảm đá quý, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.
Do biến thiên của lịch sử, rất nhiều báu vật Chăm đã bị mất mát. Chỉ còn một phần nhỏ được lưu giữ trong các viện bảo tàng hoặc bộ sưu tập cá nhân. Ảnh: Vòng tay bằng bạc, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.
Ngày nay, những người quan tâm đến văn hóa Chăm có thể chiêm ngưỡng các món cố vật làm bằng vàng, bạc tiêu biểu của vương quốc Chăm Pa tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, nơi thực hiện loạt ảnh này. Ảnh: Khuyên tai bằng bạc, niên đại thế kỷ 14-15, phát hiện tại chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.
Xem thêm một số hình ảnh về các mẫu mặt trang sức bằng bạc nạm đá quý tuyệt đẹp của người Chăm cổ, có niên đại thế kỷ 15-16.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quy hương tôi.