Vào năm 1934, một họa sĩ người Đức khi thám hiểm Baghdad đã tìm ra một thứ mà ngày nay các nhà khoa học cho rằng nó giống với một cục pin nhân tạo của người cổ đại.Cổ vật này có niên đại khoảng 1.800 năm nghĩa là nó được sản xuất từ những năm 200 sau công nguyên. Vào thời điểm tìm ra nó, người ta đã rất ngạc nhiên vì cấu tạo phía bên trong khá giống với những cục pin thời bấy giờ.Mặc dù vậy, phải đến mãi những năm 90 khi công nghệ chụp cắt lớp, siêu âm và dựng hình trên máy tính phát triển, các nhà khoa học mới có thể tận mắt chứng kiến điều mà ngay cả họ cũng không thể tin nổi.Các thành phần cấu tạo của viên pin cổ đại này có phần khá thô sơ và đã bị ăn mòn qua hàng nghìn năm nhưng nhiều nhà khoa học và các nhà khảo cổ tin rằng thứ này có thể tạo ra một dòng điện nhỏ bằng cách đổ một dạng chất lỏng vào trong giống như các bình ắc-quy kiểu cũ.Nếu cục pin từ thời cổ đại này có thể hoạt động được thì lượng điện năng nó sản sinh ra cũng rất nhỏ.Với cách mắc 5 cục pin theo kiểu song song lại với nhau như thế này thì lượng điện năng cũng chỉ đủ để thắp sáng một cái bóng đèn nhỏ li ti.Mặc dù, các nhà khoa học và khảo cổ học còn rất nhiều hoài nghi về những ứng dụng của cục pin này vào 2.000 năm trước nhưng những hình vẽ về một dạng vật dụng giống như bóng đèn phát ra ánh sáng trong những tàn tích cổ ở Baghdad khiến nhiều người tin rằng những người cổ đại nơi đây từng... phát minh ra bóng đèn.Dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng rút cục vẫn không ai có thể chứng minh được cách cục pin cổ đại này được sử dụng và nhiều người tin rằng đây chỉ là một chiếc bình "vô tình" được chế tạo theo cách thức của một cục pin mà thôi.
Vào năm 1934, một họa sĩ người Đức khi thám hiểm Baghdad đã tìm ra một thứ mà ngày nay các nhà khoa học cho rằng nó giống với một cục pin nhân tạo của người cổ đại.
Cổ vật này có niên đại khoảng 1.800 năm nghĩa là nó được sản xuất từ những năm 200 sau công nguyên. Vào thời điểm tìm ra nó, người ta đã rất ngạc nhiên vì cấu tạo phía bên trong khá giống với những cục pin thời bấy giờ.
Mặc dù vậy, phải đến mãi những năm 90 khi công nghệ chụp cắt lớp, siêu âm và dựng hình trên máy tính phát triển, các nhà khoa học mới có thể tận mắt chứng kiến điều mà ngay cả họ cũng không thể tin nổi.
Các thành phần cấu tạo của viên pin cổ đại này có phần khá thô sơ và đã bị ăn mòn qua hàng nghìn năm nhưng nhiều nhà khoa học và các nhà khảo cổ tin rằng thứ này có thể tạo ra một dòng điện nhỏ bằng cách đổ một dạng chất lỏng vào trong giống như các bình ắc-quy kiểu cũ.
Nếu cục pin từ thời cổ đại này có thể hoạt động được thì lượng điện năng nó sản sinh ra cũng rất nhỏ.
Với cách mắc 5 cục pin theo kiểu song song lại với nhau như thế này thì lượng điện năng cũng chỉ đủ để thắp sáng một cái bóng đèn nhỏ li ti.
Mặc dù, các nhà khoa học và khảo cổ học còn rất nhiều hoài nghi về những ứng dụng của cục pin này vào 2.000 năm trước nhưng những hình vẽ về một dạng vật dụng giống như bóng đèn phát ra ánh sáng trong những tàn tích cổ ở Baghdad khiến nhiều người tin rằng những người cổ đại nơi đây từng... phát minh ra bóng đèn.
Dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng rút cục vẫn không ai có thể chứng minh được cách cục pin cổ đại này được sử dụng và nhiều người tin rằng đây chỉ là một chiếc bình "vô tình" được chế tạo theo cách thức của một cục pin mà thôi.