Vào ngày 15/10/2007, người dân Mỹ đã chứng kiến trò lừa nổi tiếng. Khi ấy, một số đài truyền hình Mỹ đã truyền trực tiếp trong hơn 2 giờ đồng hồ về quả khinh khí cầu mà họ cứ nghĩ cậu bé 6 tuổi Falcon Heene đang bị “cuốn trôi” trên đó.Vụ việc khiến giới chức trách triển khai một cuộc cứu hộ lớn, huy động cả trực thăng quân sự và buộc một số chuyến bay từ sân bay quốc tế Denver phải tạm ngừng trong một thời gian ngắn. Sau khi quả khí cầu “hạ cánh” xuống một cánh đồng, người ta phát hiện không có cậu bé Heene (giữa ảnh) ở bên trong. Sau cùng, họ phát hiện "nạn nhân" trốn trên gác mái.Năm 1917, Elsie Wright (16 tuổi) và Frances Griffiths (9 tuổi) gây sốc khi tuyên bố chụp được bộ ảnh "Cottingley Fairies" (Tạm dịch: Tiên nữ làng Cottingley). Những bức ảnh này được cho là bằng chứng chứng minh về sự tồn tại của những nàng tiên.Nhà văn Arthur Conan Doyle nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám "Sherlock Holmes" đã đưa các bức ảnh trên đi kiểm tra tại công ty ảnh Kodak và được xác minh chúng không có dấu hiệu giả mạo.Vì vậy, nhà văn Doyle tin rằng nàng tiên có thật. Tuy nhiên, đến năm 1966, Elsie thú nhận những bức ảnh tiên nữ năm xưa chỉ là một trò lừa thuở nhỏ của họ. Họ thừa nhận 4 trong số 5 bức ảnh đều được dàn dựng từ trước. Bức ảnh cuối cùng hoàn toàn là thật.Năm 2007, trang web khoa học gia đình HouseholdHacker đã đăng tải một video dùng hành tây và nước ngọt để nạp điện cho iPod cũng như các loại máy nghe nhạc MP3 khác.Theo HouseholdHacker, iPod có thể hoạt động được 20 phút bằng cách dùng chất điện phân trích xuất ra từ nước ngọt và được lưu trữ trong các tế bào của củ hành. Nhiều người sau khi xem đoạn video trên cho rằng đây là một trò lừa bịp. Giới chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên thực hiện phương pháp sạc điện cho iPod trên vì có thể khiến thiết bị bị hư hỏng. Về sau, video này cũng bị gỡ xuống.Năm 2000, một trang web có tên là bonsaikitten.com gây rúng động dư luận khi đưa ra các hướng dẫn về cách phát triển hình thù một con mèo con trong một cái lọ giống như cách người ta uốn thế bonsai. Những con mèo được nuôi theo phương pháp này được gọi là "mèo bonsai".Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, các nhóm bảo vệ động vật và các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích gay gắt hành động đầy bạo lực với loài mèo. Về sau, người ta phát hiện đây là một trò lừa bịp do một nhóm sinh viên đứng đầu là người được biết đến với bí danh Tiến sĩ Michael Wong Chong.Tiên cá Fiji đã thu hút sự chú ý của công chúng vào thế kỷ 19. Lần đầu tiên sinh vật bí ẩn này được nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ, Phineas Taylor Barnum trưng bày ở Bảo tàng Mỹ Barnum tại New York. Dr. J. Griffin tuyên bố bắt được tiên cá gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương. Rất nhiều người đã đổ xô đến chiêm ngưỡng tiên cá Fiji.Về sau, người ta phát hiện tiên cá Fiji nổi tiếng trên thực chất là một sản phẩm nghệ thuật truyền thống của ngư dân Nhật Bản được tạo ra vào khoảng năm 1810.
Vào ngày 15/10/2007, người dân Mỹ đã chứng kiến trò lừa nổi tiếng. Khi ấy, một số đài truyền hình Mỹ đã truyền trực tiếp trong hơn 2 giờ đồng hồ về quả khinh khí cầu mà họ cứ nghĩ cậu bé 6 tuổi Falcon Heene đang bị “cuốn trôi” trên đó.
Vụ việc khiến giới chức trách triển khai một cuộc cứu hộ lớn, huy động cả trực thăng quân sự và buộc một số chuyến bay từ sân bay quốc tế Denver phải tạm ngừng trong một thời gian ngắn. Sau khi quả khí cầu “hạ cánh” xuống một cánh đồng, người ta phát hiện không có cậu bé Heene (giữa ảnh) ở bên trong. Sau cùng, họ phát hiện "nạn nhân" trốn trên gác mái.
Năm 1917, Elsie Wright (16 tuổi) và Frances Griffiths (9 tuổi) gây sốc khi tuyên bố chụp được bộ ảnh "Cottingley Fairies" (Tạm dịch: Tiên nữ làng Cottingley). Những bức ảnh này được cho là bằng chứng chứng minh về sự tồn tại của những nàng tiên.
Nhà văn Arthur Conan Doyle nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám "Sherlock Holmes" đã đưa các bức ảnh trên đi kiểm tra tại công ty ảnh Kodak và được xác minh chúng không có dấu hiệu giả mạo.Vì vậy, nhà văn Doyle tin rằng nàng tiên có thật. Tuy nhiên, đến năm 1966, Elsie thú nhận những bức ảnh tiên nữ năm xưa chỉ là một trò lừa thuở nhỏ của họ. Họ thừa nhận 4 trong số 5 bức ảnh đều được dàn dựng từ trước. Bức ảnh cuối cùng hoàn toàn là thật.
Năm 2007, trang web khoa học gia đình HouseholdHacker đã đăng tải một video dùng hành tây và nước ngọt để nạp điện cho iPod cũng như các loại máy nghe nhạc MP3 khác.
Theo HouseholdHacker, iPod có thể hoạt động được 20 phút bằng cách dùng chất điện phân trích xuất ra từ nước ngọt và được lưu trữ trong các tế bào của củ hành. Nhiều người sau khi xem đoạn video trên cho rằng đây là một trò lừa bịp. Giới chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên thực hiện phương pháp sạc điện cho iPod trên vì có thể khiến thiết bị bị hư hỏng. Về sau, video này cũng bị gỡ xuống.
Năm 2000, một trang web có tên là bonsaikitten.com gây rúng động dư luận khi đưa ra các hướng dẫn về cách phát triển hình thù một con mèo con trong một cái lọ giống như cách người ta uốn thế bonsai. Những con mèo được nuôi theo phương pháp này được gọi là "mèo bonsai".
Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, các nhóm bảo vệ động vật và các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích gay gắt hành động đầy bạo lực với loài mèo. Về sau, người ta phát hiện đây là một trò lừa bịp do một nhóm sinh viên đứng đầu là người được biết đến với bí danh Tiến sĩ Michael Wong Chong.
Tiên cá Fiji đã thu hút sự chú ý của công chúng vào thế kỷ 19. Lần đầu tiên sinh vật bí ẩn này được nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ, Phineas Taylor Barnum trưng bày ở Bảo tàng Mỹ Barnum tại New York. Dr. J. Griffin tuyên bố bắt được tiên cá gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương. Rất nhiều người đã đổ xô đến chiêm ngưỡng tiên cá Fiji.
Về sau, người ta phát hiện tiên cá Fiji nổi tiếng trên thực chất là một sản phẩm nghệ thuật truyền thống của ngư dân Nhật Bản được tạo ra vào khoảng năm 1810.