Một trong những đại dịch nguy hiểm "càn quét" Trung Quốc thời phong kiến là thương hàn (người xưa còn gọi là "Tật y" hay "Tiêu thủ tật").Theo sử sách, bệnh thương hàn thường bùng phát vào mùa xuân. Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như nhức đầu, phát sốt. Theo "Kim sử - Ai Tông bản kỷ thượng", năm 1232, Biện Kinh xảy ra đại dịch thương hàn. Chưa đến 2 tháng, dịch bệnh nguy hiểm này đã khiến gần 1 triệu người thiệt mạng.Sốt rét cũng là một dịch bệnh nguy hiểm ở Trung Quốc thời phong kiến. Theo các tài liệu lịch sử, dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa thu.Các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên là những địa điểm chịu ảnh hưởng lớn của dịch sốt rét. Theo ghi chép của "Tư trị thông giám", vào năm 756, nhà Đường phái tướng quân dẫn 7 vạn quân đánh trận ở khu vực biên giới Vân Nam ngày nay. Khi ấy, binh sĩ gặp dịch sốt rét khiến 9/10 quân sĩ tử vong.Lao phổi là dịch bệnh nguy hiểm được Hoa Đà nhắc đến trong cuốn "Hoa thị trung tàng kinh". Theo danh y này, lao phổi có tốc độ lây lan, truyền nhiễm cao.Hoa Đà cho hay bệnh lao phổi dễ lây từ người sang người tới mức người tới thăm bệnh nhân lúc họ ốm yếu hay đi viếng lúc họ đã qua đời cũng vẫn có thể dễ dàng bị lây nhiễm.Bệnh phong hay còn gọi "bệnh thiên hình", "lệ phong" được xem là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thời phong kiến. Người mắc căn bệnh này được xếp vào danh sách những đối tượng không nên kết hôn, sinh con.Một số nhân vật nổi tiếng lịch sử như học trò của Khổng Tử là Nhiễm Canh và thi nhân thời Đường tên Lư Chiếu Lân mắc căn bệnh phong quái ác không có phương pháp điều trị hiệu quả.Đậu mùa hay còn gọi "lỗ sang", "thiên hoa", "thiên đậu"… bùng phát khiến nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc khiếp sợ.Trong đó, dưới thời nhà Thanh, khi dịch đậu mùa bùng phát, giới chức trách sẽ phong tỏa ổ dịch, cách ly người nhiễm bệnh và thực hiện các phương pháp điều trị.
video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)
Một trong những đại dịch nguy hiểm "càn quét" Trung Quốc thời phong kiến là thương hàn (người xưa còn gọi là "Tật y" hay "Tiêu thủ tật").
Theo sử sách, bệnh thương hàn thường bùng phát vào mùa xuân. Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như nhức đầu, phát sốt. Theo "Kim sử - Ai Tông bản kỷ thượng", năm 1232, Biện Kinh xảy ra đại dịch thương hàn. Chưa đến 2 tháng, dịch bệnh nguy hiểm này đã khiến gần 1 triệu người thiệt mạng.
Sốt rét cũng là một dịch bệnh nguy hiểm ở Trung Quốc thời phong kiến. Theo các tài liệu lịch sử, dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa thu.
Các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên là những địa điểm chịu ảnh hưởng lớn của dịch sốt rét. Theo ghi chép của "Tư trị thông giám", vào năm 756, nhà Đường phái tướng quân dẫn 7 vạn quân đánh trận ở khu vực biên giới Vân Nam ngày nay. Khi ấy, binh sĩ gặp dịch sốt rét khiến 9/10 quân sĩ tử vong.
Lao phổi là dịch bệnh nguy hiểm được Hoa Đà nhắc đến trong cuốn "Hoa thị trung tàng kinh". Theo danh y này, lao phổi có tốc độ lây lan, truyền nhiễm cao.
Hoa Đà cho hay bệnh lao phổi dễ lây từ người sang người tới mức người tới thăm bệnh nhân lúc họ ốm yếu hay đi viếng lúc họ đã qua đời cũng vẫn có thể dễ dàng bị lây nhiễm.
Bệnh phong hay còn gọi "bệnh thiên hình", "lệ phong" được xem là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thời phong kiến. Người mắc căn bệnh này được xếp vào danh sách những đối tượng không nên kết hôn, sinh con.
Một số nhân vật nổi tiếng lịch sử như học trò của Khổng Tử là Nhiễm Canh và thi nhân thời Đường tên Lư Chiếu Lân mắc căn bệnh phong quái ác không có phương pháp điều trị hiệu quả.
Đậu mùa hay còn gọi "lỗ sang", "thiên hoa", "thiên đậu"… bùng phát khiến nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc khiếp sợ.
Trong đó, dưới thời nhà Thanh, khi dịch đậu mùa bùng phát, giới chức trách sẽ phong tỏa ổ dịch, cách ly người nhiễm bệnh và thực hiện các phương pháp điều trị.
video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)