Trụ Vương là hoàng đế cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông nổi tiếng với mối tình với Đát Kỷ - mỹ nhân tuyệt sắc.Theo nhiều giai thoại, truyền thuyết, Trụ Vương là ông hoàng háo sắc. Sau khi Đát Kỷ vào cung, ông hoàng này mê mệt và hết mực sủng ái mà không đoái hoài đến các phi tần khác trong hậu cung. Nhờ được nhà vua ân sủng, Đát Kỷ trở thành hoàng hậu quyền lực.Trụ Vương và Đát Kỷ suốt ngày ăn chơi hưởng lạc, nghĩ ra nhiều cách tiêu khiển tốn kém và có phần rùng rợn như xây hồ rượu rừng thịt, sát hại người dân vô tội để tìm kiếm niềm vui...Thậm chí, bộ tiểu thuyết lịch sử “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm, Lục Tây Tĩnh viết dưới thời Minh mô tả Đát Kỷ thực chất là do hồ ly tinh chín đuôi hóa thành. Vì vậy, "hồ ly tinh" Đát Kỷ đã dùng nhan sắc xinh đẹp để mê hoặc Trụ Vương khiến ông hoàng này bỏ bê triều chính dẫn tới nhà Thương diệt vong.Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc cho hay, Đát Kỷ trong thực tế không phải là "hồ ly tinh" hay "hồng nhan họa thủy".Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng đưa ra quan điểm này sau khi nghiên cứu nhiều sử liệu, ghi chép, các di chỉ văn hóa khảo cổ... Theo đó, ông đi đến kết luận Đát Kỷ không phải là một hoàng hậu suốt ngày cai quản hậu cung mà còn cùng chồng đảm nhiệm trọng trách quốc gia.Trong số này, Đát Kỷ từng cùng Trụ Vương khoác lên người bộ áo giáp và cùng các tướng sĩ chinh chiến sa trường, đánh đuổi quân xâm lược. Theo nghiên cứu của Hoàng Minh Sùng, phụ nữ dưới thời nhà Thương có địa vị khá cao. Đặc biệt, những người xuất thân từ các gia đình trâm anh thế phiệt đa phần đều có tài năng ở nhiều lĩnh vực.Một ví dụ điển hình là Phụ Hảo - hoàng hậu của Thương vương Vũ Đinh. Ngoài đảm nhận chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự và cai quản hậu cung, bà hoàng này còn cùng chồng dẫn binh đánh trận.Vì vậy, Hoàng Minh Sùng cho rằng Đát Kỷ cũng giống như Phụ Hảo. Bà hoàng này đã cùng Trụ Vương chăm lo xử lý chính sự. Sở dĩ mỹ nhân này bị bôi nhọ hình tượng được cho là vì các hậu huệ của Nho giáo muốn nâng cao hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng.Những người này cố ý thêu dệt các tin đồn Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương khiến ông trở thành hôn quân, bỏ bê chính sự dân chúng lầm than. Qua đó nhằm hợp lý hóa việc Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng lật đổ nhà Thương.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Trụ Vương là hoàng đế cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông nổi tiếng với mối tình với Đát Kỷ - mỹ nhân tuyệt sắc.
Theo nhiều giai thoại, truyền thuyết, Trụ Vương là ông hoàng háo sắc. Sau khi Đát Kỷ vào cung, ông hoàng này mê mệt và hết mực sủng ái mà không đoái hoài đến các phi tần khác trong hậu cung. Nhờ được nhà vua ân sủng, Đát Kỷ trở thành hoàng hậu quyền lực.
Trụ Vương và Đát Kỷ suốt ngày ăn chơi hưởng lạc, nghĩ ra nhiều cách tiêu khiển tốn kém và có phần rùng rợn như xây hồ rượu rừng thịt, sát hại người dân vô tội để tìm kiếm niềm vui...
Thậm chí, bộ tiểu thuyết lịch sử “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm, Lục Tây Tĩnh viết dưới thời Minh mô tả Đát Kỷ thực chất là do hồ ly tinh chín đuôi hóa thành. Vì vậy, "hồ ly tinh" Đát Kỷ đã dùng nhan sắc xinh đẹp để mê hoặc Trụ Vương khiến ông hoàng này bỏ bê triều chính dẫn tới nhà Thương diệt vong.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc cho hay, Đát Kỷ trong thực tế không phải là "hồ ly tinh" hay "hồng nhan họa thủy".
Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng đưa ra quan điểm này sau khi nghiên cứu nhiều sử liệu, ghi chép, các di chỉ văn hóa khảo cổ... Theo đó, ông đi đến kết luận Đát Kỷ không phải là một hoàng hậu suốt ngày cai quản hậu cung mà còn cùng chồng đảm nhiệm trọng trách quốc gia.
Trong số này, Đát Kỷ từng cùng Trụ Vương khoác lên người bộ áo giáp và cùng các tướng sĩ chinh chiến sa trường, đánh đuổi quân xâm lược. Theo nghiên cứu của Hoàng Minh Sùng, phụ nữ dưới thời nhà Thương có địa vị khá cao. Đặc biệt, những người xuất thân từ các gia đình trâm anh thế phiệt đa phần đều có tài năng ở nhiều lĩnh vực.
Một ví dụ điển hình là Phụ Hảo - hoàng hậu của Thương vương Vũ Đinh. Ngoài đảm nhận chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự và cai quản hậu cung, bà hoàng này còn cùng chồng dẫn binh đánh trận.
Vì vậy, Hoàng Minh Sùng cho rằng Đát Kỷ cũng giống như Phụ Hảo. Bà hoàng này đã cùng Trụ Vương chăm lo xử lý chính sự. Sở dĩ mỹ nhân này bị bôi nhọ hình tượng được cho là vì các hậu huệ của Nho giáo muốn nâng cao hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng.
Những người này cố ý thêu dệt các tin đồn Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương khiến ông trở thành hôn quân, bỏ bê chính sự dân chúng lầm than. Qua đó nhằm hợp lý hóa việc Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng lật đổ nhà Thương.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.