Tư Mã Ý là một trong những mưu sĩ danh tiếng sống vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông được nhiều sử gia đánh giá là một người túc trí đa mưu, giỏi ẩn nhẫn và có tài tùy cơ ứng biến nên có thể vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.Là một nhân tài kiệt xuất của nhà Tào Ngụy, Tư Mã Ý có không ít kẻ thù. Trong đó, Gia Cát Lượng được cho là kỳ phùng địch thủ mạnh nhất của Tư Mã Ý. Hai bên có nhiều lần đối đầu với nhau do Gia Cát Lượng phát động các chiến dịch Bắc phạt.Trong những lần đó, Tư Mã Ý thường chọn kế sách cố thủ thay vì giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng. Một quan điểm cho rằng, ông làm như vậy vì không nắm chắc phần thắng khi đấu với Khổng Minh. Dù vậy, một số người cho rằng, động thái này của Tư Mã Ý cho thấy ông sợ Gia Cát Lượng.Thế nhưng, Gia Cát Lượng không phải là người mà Tư Mã Ý sợ nhất. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, người khiến Tư Mã Ý khiếp sợ nhất là Tào Tháo.Tào Tháo là nhà quân sự kiệt xuất, đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông rất quý trọng nhân tài nhưng lại lắm mưu mô, gian xảo, đa nghi.Điều này khiến nhiều nhân tài làm việc cho Tào Tháo luôn sống trong lo sợ, bất an. Tư Mã Ý cũng như vậy. Mặc dù Tư Mã Ý là người thông minh, có tài nhưng Tào Tháo không mấy tin tưởng.Điển hình là việc Tào Tháo từng nghe danh Tư Mã Mỹ nên cố ý muốn mời ông lên triều làm quan để trợ giúp cho mình. Do lo sợ sẽ gặp "rắc rối" khi làm việc cho người đa nghi như Tào Tháo nên Tư Mã Ý giả bệnh để từ chối.Theo đó, Tào Tháo phái người tới nhà vào ban đêm để kiểm tra xem Tư Mã Ý có thực sự bị bệnh không. Điều này khiến Tư Mã Ý nằm trên giường cả buổi đêm không dám cử động. Về sau, Tư Mã Ý đồng ý phụng sự nhà Ngụy nhưng không dám thể hiện toàn bộ tài năng vì sợ tính đa nghi của Tào Tháo sẽ khiến bản thân và gia đình gặp nạn.Điều này không phải không có cơ sở bởi Tào Tháo từng cảnh báo con trai Tào Phi rằng: "Theo ta thấy, Tư Mã Ý tuyệt đối không phải loại người cam chịu làm hạ thần, ngày sau tất sẽ can dự vào chuyện của gia tộc chúng ta, con nhất định phải đề phòng nhiều hơn".Biết được Tào Tháo luôn giám sát mình nên Tư Mã Ý không dám có hành động khinh suất, thậm chí không dám thở mạnh khi ở bên cạnh vị quân chủ đa nghi này. Chỉ sau khi Tào Tháo chết, ông mới thể hiện tài năng nhiều hơn và được Tào Phi ban cho nhiều chức vụ quan trọng trong triều cũng như từng bước thâu tóm quyền lực giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tư Mã Ý là một trong những mưu sĩ danh tiếng sống vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông được nhiều sử gia đánh giá là một người túc trí đa mưu, giỏi ẩn nhẫn và có tài tùy cơ ứng biến nên có thể vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Là một nhân tài kiệt xuất của nhà Tào Ngụy, Tư Mã Ý có không ít kẻ thù. Trong đó, Gia Cát Lượng được cho là kỳ phùng địch thủ mạnh nhất của Tư Mã Ý. Hai bên có nhiều lần đối đầu với nhau do Gia Cát Lượng phát động các chiến dịch Bắc phạt.
Trong những lần đó, Tư Mã Ý thường chọn kế sách cố thủ thay vì giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng. Một quan điểm cho rằng, ông làm như vậy vì không nắm chắc phần thắng khi đấu với Khổng Minh. Dù vậy, một số người cho rằng, động thái này của Tư Mã Ý cho thấy ông sợ Gia Cát Lượng.
Thế nhưng, Gia Cát Lượng không phải là người mà Tư Mã Ý sợ nhất. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, người khiến Tư Mã Ý khiếp sợ nhất là Tào Tháo.
Tào Tháo là nhà quân sự kiệt xuất, đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông rất quý trọng nhân tài nhưng lại lắm mưu mô, gian xảo, đa nghi.
Điều này khiến nhiều nhân tài làm việc cho Tào Tháo luôn sống trong lo sợ, bất an. Tư Mã Ý cũng như vậy. Mặc dù Tư Mã Ý là người thông minh, có tài nhưng Tào Tháo không mấy tin tưởng.
Điển hình là việc Tào Tháo từng nghe danh Tư Mã Mỹ nên cố ý muốn mời ông lên triều làm quan để trợ giúp cho mình. Do lo sợ sẽ gặp "rắc rối" khi làm việc cho người đa nghi như Tào Tháo nên Tư Mã Ý giả bệnh để từ chối.
Theo đó, Tào Tháo phái người tới nhà vào ban đêm để kiểm tra xem Tư Mã Ý có thực sự bị bệnh không. Điều này khiến Tư Mã Ý nằm trên giường cả buổi đêm không dám cử động. Về sau, Tư Mã Ý đồng ý phụng sự nhà Ngụy nhưng không dám thể hiện toàn bộ tài năng vì sợ tính đa nghi của Tào Tháo sẽ khiến bản thân và gia đình gặp nạn.
Điều này không phải không có cơ sở bởi Tào Tháo từng cảnh báo con trai Tào Phi rằng: "Theo ta thấy, Tư Mã Ý tuyệt đối không phải loại người cam chịu làm hạ thần, ngày sau tất sẽ can dự vào chuyện của gia tộc chúng ta, con nhất định phải đề phòng nhiều hơn".
Biết được Tào Tháo luôn giám sát mình nên Tư Mã Ý không dám có hành động khinh suất, thậm chí không dám thở mạnh khi ở bên cạnh vị quân chủ đa nghi này. Chỉ sau khi Tào Tháo chết, ông mới thể hiện tài năng nhiều hơn và được Tào Phi ban cho nhiều chức vụ quan trọng trong triều cũng như từng bước thâu tóm quyền lực giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.