Theo sử sách, Trương Liêu (169 - 222) tự là Văn Viễn, chào đời ở huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông được nhớ đến là một dũng tướng hùng mãnh có tài cầm quân đánh trận.Trước khi phò tá Tào Tháo, Trương Liêu từng làm việc dưới trướng Đinh Nguyên, Đồng Trác và Lã Bố. Kể từ khi đầu quân cho nhà Tào Ngụy, Trương Liêu được Tào Tháo tin tưởng, trọng dụng giao cho cầm binh đánh nhiều trận chiến lớn.Trương Liêu lập được nhiều công lao trên chiến trường. Chính vì vậy, ông được xếp vào một trong ngũ hồ tướng nhà Ngụy (4 người còn lại là: Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng).Trận chiến làm nên tên tuổi của Trương Liêu là khi ông dẫn quân đối đầu với lực lượng của Tôn Quyền năm 215. Khi ấy, Tôn Quyền chỉ huy 100.000 quân bao vây tiến đánh Hợp Phì nhằm tiêu diệt lực lượng của Tào Tháo đang cố thủ với 7.000 binh lính.Do có sự chênh lệch quân số quá lớn cộng thêm việc Tào Tháo ở xa không thể chi viện kịp thời nên Trương Liêu rơi vào tình thế nguy hiểm.Sau một thời gian nghĩ kế sách, mãnh tướng Trương Liêu quyết định dùng 800 binh sĩ tinh nhuệ nhất tập kích bất ngờ 100.000 lính của Tôn Quyền. Trương Liêu đích thân dẫn quân xông vào và giết được nhiều tướng sĩ của nhà Đông Ngô.Dù quân đội của Tôn Quyền đông hơn nhiều so với lực lượng của Trương Liêu nhưng mãi không thể công phá được Hợp Phì.Về sau, Tôn Quyền buộc phải rút quân về nước do quân đội mắc phải dịch bệnh khiến tâm lý trong quân sa sút. Vì vậy, Tôn Quyền cho quân lính rút lui từng đợt.Khi thấy quân Tôn Quyền rút lui, Trương Liêu cho quân truy kích nhằm tiêu diệt quân địch. Theo đó, Tôn Quyền suýt chút nữa bị lực lượng của Trương Liêu bắt giữ.Với chiến thắng lừng lẫy này, danh tiếng của Trương Liêu ngày càng vang xa và trở thành một trong những vị tướng xuất chúng thời Tam Quốc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hiện trường vụ bắt nhóm 20 người nước ngoài dùng công nghệ cao lừa đảo. Nguồn BTV
Theo sử sách, Trương Liêu (169 - 222) tự là Văn Viễn, chào đời ở huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông được nhớ đến là một dũng tướng hùng mãnh có tài cầm quân đánh trận.
Trước khi phò tá Tào Tháo, Trương Liêu từng làm việc dưới trướng Đinh Nguyên, Đồng Trác và Lã Bố. Kể từ khi đầu quân cho nhà Tào Ngụy, Trương Liêu được Tào Tháo tin tưởng, trọng dụng giao cho cầm binh đánh nhiều trận chiến lớn.
Trương Liêu lập được nhiều công lao trên chiến trường. Chính vì vậy, ông được xếp vào một trong ngũ hồ tướng nhà Ngụy (4 người còn lại là: Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng).
Trận chiến làm nên tên tuổi của Trương Liêu là khi ông dẫn quân đối đầu với lực lượng của Tôn Quyền năm 215. Khi ấy, Tôn Quyền chỉ huy 100.000 quân bao vây tiến đánh Hợp Phì nhằm tiêu diệt lực lượng của Tào Tháo đang cố thủ với 7.000 binh lính.
Do có sự chênh lệch quân số quá lớn cộng thêm việc Tào Tháo ở xa không thể chi viện kịp thời nên Trương Liêu rơi vào tình thế nguy hiểm.
Sau một thời gian nghĩ kế sách, mãnh tướng Trương Liêu quyết định dùng 800 binh sĩ tinh nhuệ nhất tập kích bất ngờ 100.000 lính của Tôn Quyền. Trương Liêu đích thân dẫn quân xông vào và giết được nhiều tướng sĩ của nhà Đông Ngô.
Dù quân đội của Tôn Quyền đông hơn nhiều so với lực lượng của Trương Liêu nhưng mãi không thể công phá được Hợp Phì.
Về sau, Tôn Quyền buộc phải rút quân về nước do quân đội mắc phải dịch bệnh khiến tâm lý trong quân sa sút. Vì vậy, Tôn Quyền cho quân lính rút lui từng đợt.
Khi thấy quân Tôn Quyền rút lui, Trương Liêu cho quân truy kích nhằm tiêu diệt quân địch. Theo đó, Tôn Quyền suýt chút nữa bị lực lượng của Trương Liêu bắt giữ.
Với chiến thắng lừng lẫy này, danh tiếng của Trương Liêu ngày càng vang xa và trở thành một trong những vị tướng xuất chúng thời Tam Quốc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.