Olympic - Đại hội thể thao lớn nhất thế giới không chỉ đơn giản là cuộc đua thể lực, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia khắp 5 châu. Mỗi bộ môn xuất hiện tại Olympic đều nhằm thể hiện nét đẹp của sức mạnh cơ bắp và ý chí bền bỉ của con người. Nếu như Thể dục dụng cụ tôn vinh vẻ đẹp uyển chuyển của cơ thể, Điền kinh thử thách sức mạnh dẻo dai và bền bỉ của con người, thì những môn võ như Judo hay Karate làm nổi bật tinh thần thượng võ giữa các vận động viên (VĐV).Tuy nhiên tại nhiều kỳ Olympic trong quá khứ lại xuất hiện một vài môn thể thao khá kỳ lạ, khiến người xem và có thể là chính bản thân người thi đấu cũng cảm thấy khó hiểu tại sao lại xuất hiện môn thi này.Nhảy cắm rồi bất động trên nước: Tại kỳ Thế vận hội năm 1900 diễn ra ở Paris, ban tổ chức có lẽ đã nghĩ rằng nhảy xa và bơi lội có liên quan đến nhau và quyết định kết hợp hai bộ môn này thành một môn thể thao tạm gọi là “nhảy cắm rồi bất động trên nước”. Thể lệ thi đấu như sau, các VĐV đứng trên bờ và cố gắng nhảy xuống nước sao cho nhảy được xa nhất có thể. Sau khi nhảy, VĐV sẽ giữ nguyên vị trí dưới nước trong vòng 1 phút hoặc cho đến khi phần đầu của VĐV ngoi lên trên mặt nước. Người thắng cuộc là người nhảy được xa nhất.Không hề bất ngờ khi chỉ có 5 VĐV đăng ký tham dự bộ môn này. Tất cả đều là người Mỹ. người chiến thắng là William Dickey với thành tích 19,1m. Olympic 1900 là kỳ Thế vận hội đầu tiên và cũng là cuối cùng xuất hiện bộ môn này.Bơi vượt chướng ngại vật: Vẫn là Olympic 1900, bơi vượt chướng ngại vật cũng là một môn khá kỳ lạ và được tổ chức trên sông Seine. VĐV tham gia sẽ phải trèo qua các chướng ngại vật là những cây cột và thuyền, sau đó bơi dưới các con thuyền với quãng đường dài 200m. VĐV người Úc Frederick Lane đã dành chiến thắng trước VĐV người Áo Otto Wahle với 2 giây cách biệt. Mặc dù đã từ lâu bộ môn này không còn xuất hiện tại các kỳ thế vận hội, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đang xem xét để đưa bộ môn này trở lại.Bắn chim: Đúng như tên gọi. VĐV tham gia phải cố gắng bắn được càng nhiều chim càng tốt, nếu bắn trượt liên tiếp 2 lần thì VĐV đó sẽ bị loại. Các con chim tội nghiệp là chim bồ câu còn sống khỏe mạnh. Sau khi cuộc thi kết thúc, khu vực tổ chức trông vô cùng hoang tàn với hơn 300 con chim đã chết hoặc bị thương.Một lần nữa, Olympic Paris 1900 lại là nơi diễn ra một cuộc thi kỳ lạ và có phần tàn nhẫn này. Sau nhiều cuộc biểu tình của các nhà bảo vệ động vật, ban tổ chức đã sử dụng những chú chim bồ câu làm từ đất sét tại các kỳ Thế vận hội sau. Còn vào năm 1900, người chiến thắng là VĐV người Bỉ Leon de Lunden với thành tích bắn trúng 21 con chim bồ câu. Có lẽ cũng dễ hiểu khi trên trang web của IOC hoàn toàn không đề cập đến sự kiện này.Bắn nai: May mắn là môn thi Bắn nai tại Olympic không sử dụng nai thật. Các “con nai” trong cuộc thi được cắt từ bìa cứng với 3 vòng tròn đồng tâm được vẽ lên trên. VĐV tham gia thi đấu sẽ đứng cách “con nai” 100m để thực hiện 2 lượt bắn, còn “con nai” sẽ có 4 giây di chuyển liên tục theo chiều ngang qua lại trên quãng đường dài 23m.Màn biểu diễn đáng chú ý nhất tại cuộc thi Bắn nai đến từ VĐV người Thụy Điển Oscar Swahn. Lúc tham gia Olympic London 1908, ông đã 60 tuổi, đây cũng là lần đầu ông tham gia Olympic. Ông gây bất ngờ khi xuất sắc giành huy chương vàng tại cuộc thi này, trở thành VĐV cao tuổi nhất từng giành huy chương vàng Olympic. Vào kỳ Thế vận hội năm 1920, ông tiếp tục tham gia cuộc thi Bắn nai khi đã 72 tuổi và giành huy chương bạc. Cuộc thi được tổ chức vài lần tại một số kỳ Olympic rồi bị dừng lại.Kéo co: Trò chơi quen thuộc tưởng chỉ diễn ra tại trường học hoặc các hội thao cấp phường, xã này đã xuất hiện tại các kỳ Olympic 1900, 1904, 1908, 1912, và 1920. Mỗi trận kéo co tại Olympic sẽ gồm 2 đội, mỗi đội 8 người. Đội chiến thắng là đội kéo được đối thủ đi xa 1,8m. Hoặc sau 5 phút, đội nào kéo được đối thủ đi xa nhất là đội chiến thắng.Trận kéo co gây tranh cãi nhất lịch sử Olympic là trận giữa hai đội Anh và Mỹ năm 1908. Vào năm này, đội Anh đã dành chiến thắng và bị đội Mỹ phản đối vì đội Anh đi loại giày không đúng quy định. Tuy nhiên, chiến thắng của đội Anh vẫn được ban tổ chức công nhận.
Olympic - Đại hội thể thao lớn nhất thế giới không chỉ đơn giản là cuộc đua thể lực, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia khắp 5 châu. Mỗi bộ môn xuất hiện tại Olympic đều nhằm thể hiện nét đẹp của sức mạnh cơ bắp và ý chí bền bỉ của con người. Nếu như Thể dục dụng cụ tôn vinh vẻ đẹp uyển chuyển của cơ thể, Điền kinh thử thách sức mạnh dẻo dai và bền bỉ của con người, thì những môn võ như Judo hay Karate làm nổi bật tinh thần thượng võ giữa các vận động viên (VĐV).
Tuy nhiên tại nhiều kỳ Olympic trong quá khứ lại xuất hiện một vài môn thể thao khá kỳ lạ, khiến người xem và có thể là chính bản thân người thi đấu cũng cảm thấy khó hiểu tại sao lại xuất hiện môn thi này.
Nhảy cắm rồi bất động trên nước: Tại kỳ Thế vận hội năm 1900 diễn ra ở Paris, ban tổ chức có lẽ đã nghĩ rằng nhảy xa và bơi lội có liên quan đến nhau và quyết định kết hợp hai bộ môn này thành một môn thể thao tạm gọi là “nhảy cắm rồi bất động trên nước”. Thể lệ thi đấu như sau, các VĐV đứng trên bờ và cố gắng nhảy xuống nước sao cho nhảy được xa nhất có thể. Sau khi nhảy, VĐV sẽ giữ nguyên vị trí dưới nước trong vòng 1 phút hoặc cho đến khi phần đầu của VĐV ngoi lên trên mặt nước. Người thắng cuộc là người nhảy được xa nhất.
Không hề bất ngờ khi chỉ có 5 VĐV đăng ký tham dự bộ môn này. Tất cả đều là người Mỹ. người chiến thắng là William Dickey với thành tích 19,1m. Olympic 1900 là kỳ Thế vận hội đầu tiên và cũng là cuối cùng xuất hiện bộ môn này.
Bơi vượt chướng ngại vật: Vẫn là Olympic 1900, bơi vượt chướng ngại vật cũng là một môn khá kỳ lạ và được tổ chức trên sông Seine. VĐV tham gia sẽ phải trèo qua các chướng ngại vật là những cây cột và thuyền, sau đó bơi dưới các con thuyền với quãng đường dài 200m. VĐV người Úc Frederick Lane đã dành chiến thắng trước VĐV người Áo Otto Wahle với 2 giây cách biệt.
Mặc dù đã từ lâu bộ môn này không còn xuất hiện tại các kỳ thế vận hội, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đang xem xét để đưa bộ môn này trở lại.
Bắn chim: Đúng như tên gọi. VĐV tham gia phải cố gắng bắn được càng nhiều chim càng tốt, nếu bắn trượt liên tiếp 2 lần thì VĐV đó sẽ bị loại. Các con chim tội nghiệp là chim bồ câu còn sống khỏe mạnh. Sau khi cuộc thi kết thúc, khu vực tổ chức trông vô cùng hoang tàn với hơn 300 con chim đã chết hoặc bị thương.
Một lần nữa, Olympic Paris 1900 lại là nơi diễn ra một cuộc thi kỳ lạ và có phần tàn nhẫn này. Sau nhiều cuộc biểu tình của các nhà bảo vệ động vật, ban tổ chức đã sử dụng những chú chim bồ câu làm từ đất sét tại các kỳ Thế vận hội sau. Còn vào năm 1900, người chiến thắng là VĐV người Bỉ Leon de Lunden với thành tích bắn trúng 21 con chim bồ câu. Có lẽ cũng dễ hiểu khi trên trang web của IOC hoàn toàn không đề cập đến sự kiện này.
Bắn nai: May mắn là môn thi Bắn nai tại Olympic không sử dụng nai thật. Các “con nai” trong cuộc thi được cắt từ bìa cứng với 3 vòng tròn đồng tâm được vẽ lên trên. VĐV tham gia thi đấu sẽ đứng cách “con nai” 100m để thực hiện 2 lượt bắn, còn “con nai” sẽ có 4 giây di chuyển liên tục theo chiều ngang qua lại trên quãng đường dài 23m.
Màn biểu diễn đáng chú ý nhất tại cuộc thi Bắn nai đến từ VĐV người Thụy Điển Oscar Swahn. Lúc tham gia Olympic London 1908, ông đã 60 tuổi, đây cũng là lần đầu ông tham gia Olympic. Ông gây bất ngờ khi xuất sắc giành huy chương vàng tại cuộc thi này, trở thành VĐV cao tuổi nhất từng giành huy chương vàng Olympic. Vào kỳ Thế vận hội năm 1920, ông tiếp tục tham gia cuộc thi Bắn nai khi đã 72 tuổi và giành huy chương bạc. Cuộc thi được tổ chức vài lần tại một số kỳ Olympic rồi bị dừng lại.
Kéo co: Trò chơi quen thuộc tưởng chỉ diễn ra tại trường học hoặc các hội thao cấp phường, xã này đã xuất hiện tại các kỳ Olympic 1900, 1904, 1908, 1912, và 1920. Mỗi trận kéo co tại Olympic sẽ gồm 2 đội, mỗi đội 8 người. Đội chiến thắng là đội kéo được đối thủ đi xa 1,8m. Hoặc sau 5 phút, đội nào kéo được đối thủ đi xa nhất là đội chiến thắng.
Trận kéo co gây tranh cãi nhất lịch sử Olympic là trận giữa hai đội Anh và Mỹ năm 1908. Vào năm này, đội Anh đã dành chiến thắng và bị đội Mỹ phản đối vì đội Anh đi loại giày không đúng quy định. Tuy nhiên, chiến thắng của đội Anh vẫn được ban tổ chức công nhận.