Nằm tại tại thành phố Niasviž ở nước Cộng hòa Belarus, lâu đài Nesvizh là một tòa lâu đài cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của vùng Đông Âu. Ảnh: Belarustransfer.com.Mảnh đất lâu đài tọa lạc vốn là một bất động sản do gia tộc Radziwiłł - một gia tộc quyền thế của đại công quốc Litva - sở hữu từ năm 1533. Năm 1582, gia tộc này bắt đầu cho xây dựng lâu đài trên nền một pháo đài cũ đã có từ trước đó. Ảnh: UNESCO.Tòa lâu đài đã được xây dựng trên một khuôn viên hình vuông với 3 tầng hùng vĩ. Các góc của lâu đài được xây những ngọn tháp hình 8 cạnh. Ảnh:
Wikimedia.org.Hoàn tất năm 1604, tòa pháo đài cũ đã hoàn toàn biến thành một lâu đài kiểu Baroque - Phục hưng tráng lệ. Ảnh: Rememberingletters.files.wordpress.com.Năm 1706, trong thời Đại chiến Bắc Âu, quân đội Thụy Điển đã cướp phá và hủy hoại lâu đài Nesvizh. Nhiều thập kỷ sau, gia tộc Radziwiłł mời các kiến trúc sư người Đức và Italia đền để tu bổ và nới rộng lâu đài. Ảnh: Seebelarus.by.Kiến trúc sư Antoni Zaleski đã trang trí mặt ngoài lâu đài màu vàng bằng stucco (chất giả đá hoa) kiểu baroque. Các cổng của lâu đài cũng được tái kiến thiết và nhà tháp 2 tầng bên trên cổng được đặt thêm chỏm nhọn. Ảnh: Europetravelz.com.Một công trình kiến trúc quan trọng trong mảnh đất thuộc lâu đài Nesvizh là nhà thờ Corpus Christi. Nhà thờ được xây từ năm 1587 - 1603 nối với lâu đài bằng một đường đê ngang qua một mương. Ảnh: Wikimedia.org.Công trình này được coi là đền thờ dòng Tên đầu tiên lấy mẫu theo nhà thờ Il Gesù ở Roma, và là ngôi nhà thờ lớn (basilica) đầu tiên trên thế giới có vòm với mặt ngoài kiểu Baroque, đồng thời cũng là tác phẩm kiến trúc Baroque đầu tiên ở Đông Âu. Ảnh: Wikimedia.org.Năm 1770 lâu đài Nesvizh bị quân đội Nga chiếm và gia tộc Radziwiłł bị trục xuất. Sau đó vài thập niên, nó được trả lại cho gia tộc Radziwiłł, và từ năm 1881 tới 1886, các phần bên trong của lâu đài đã được hoàng thân Anton Radziwiłł và bà vợ người Pháp, Marie de Castellane cho tu bổ lại. Ảnh: Tourhq.com.Năm 1939, gia tộc Radziwiłł lại bị trục xuất khỏi lâu đài trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ ở châu Âu. Trong thời Liên bang Xô Viết, lâu đài được sử dụng làm một nhà điều dưỡng. Ảnh: Belarus.by.Năm 1994, quần thể lâu đài này được chỉ định là khu bảo tồn văn hóa và lịch sử quốc gia của Belarus. Năm 2005, quần thể lâu đài này được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Intours.ca.
Nằm tại tại thành phố Niasviž ở nước Cộng hòa Belarus, lâu đài Nesvizh là một tòa lâu đài cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của vùng Đông Âu. Ảnh: Belarustransfer.com.
Mảnh đất lâu đài tọa lạc vốn là một bất động sản do gia tộc Radziwiłł - một gia tộc quyền thế của đại công quốc Litva - sở hữu từ năm 1533. Năm 1582, gia tộc này bắt đầu cho xây dựng lâu đài trên nền một pháo đài cũ đã có từ trước đó. Ảnh: UNESCO.
Tòa lâu đài đã được xây dựng trên một khuôn viên hình vuông với 3 tầng hùng vĩ. Các góc của lâu đài được xây những ngọn tháp hình 8 cạnh. Ảnh:
Wikimedia.org.
Hoàn tất năm 1604, tòa pháo đài cũ đã hoàn toàn biến thành một lâu đài kiểu Baroque - Phục hưng tráng lệ. Ảnh: Rememberingletters.files.wordpress.com.
Năm 1706, trong thời Đại chiến Bắc Âu, quân đội Thụy Điển đã cướp phá và hủy hoại lâu đài Nesvizh. Nhiều thập kỷ sau, gia tộc Radziwiłł mời các kiến trúc sư người Đức và Italia đền để tu bổ và nới rộng lâu đài. Ảnh: Seebelarus.by.
Kiến trúc sư Antoni Zaleski đã trang trí mặt ngoài lâu đài màu vàng bằng stucco (chất giả đá hoa) kiểu baroque. Các cổng của lâu đài cũng được tái kiến thiết và nhà tháp 2 tầng bên trên cổng được đặt thêm chỏm nhọn. Ảnh: Europetravelz.com.
Một công trình kiến trúc quan trọng trong mảnh đất thuộc lâu đài Nesvizh là nhà thờ Corpus Christi. Nhà thờ được xây từ năm 1587 - 1603 nối với lâu đài bằng một đường đê ngang qua một mương. Ảnh: Wikimedia.org.
Công trình này được coi là đền thờ dòng Tên đầu tiên lấy mẫu theo nhà thờ Il Gesù ở Roma, và là ngôi nhà thờ lớn (basilica) đầu tiên trên thế giới có vòm với mặt ngoài kiểu Baroque, đồng thời cũng là tác phẩm kiến trúc Baroque đầu tiên ở Đông Âu. Ảnh: Wikimedia.org.
Năm 1770 lâu đài Nesvizh bị quân đội Nga chiếm và gia tộc Radziwiłł bị trục xuất. Sau đó vài thập niên, nó được trả lại cho gia tộc Radziwiłł, và từ năm 1881 tới 1886, các phần bên trong của lâu đài đã được hoàng thân Anton Radziwiłł và bà vợ người Pháp, Marie de Castellane cho tu bổ lại. Ảnh: Tourhq.com.
Năm 1939, gia tộc Radziwiłł lại bị trục xuất khỏi lâu đài trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ ở châu Âu. Trong thời Liên bang Xô Viết, lâu đài được sử dụng làm một nhà điều dưỡng. Ảnh: Belarus.by.
Năm 1994, quần thể lâu đài này được chỉ định là khu bảo tồn văn hóa và lịch sử quốc gia của Belarus. Năm 2005, quần thể lâu đài này được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Intours.ca.