Nằm ở phía Đông hồ Gươm, đối diện cửa đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội.Theo "Thăng Long cổ tích khảo" thì đền xây vào thời nhà Lê triều Vĩnh Tộ (1619-28), đến triều Cảnh Hưng thì mở rộng thêm. Triều vua Tự Đức ngôi đền được tu sửa lần nữa.Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội, phố xá xung quanh Hồ Gươm được mở rộng. Vào năm 1891, chính quyền thuộc đia thu một phần đất của ngôi đền để mở đại lộ Francis Garnier" (sau năm 1954 là đường Đinh Tiên Hoàng).Vì vậy, khu đền chính đã bị dỡ mất tòa tiền tế và sân trước. Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần cách nhau bởi phố Đinh Tiên Hoàng, với khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ và cổng tam quan ở phía ven hồ.Cổng tam quan của đền được xây ba gian.Nhà đại bái cũng xây ba gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, nhưng cao to hơn tam quan nhiều.Bộ mái gần gũi với phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Bờ nóc có dạng bờ đình, bên trên gắn hình cá hoá rồng bằng gốm men xanh đang nhìn vào bình nước thiêng ở giữa.Cạnh nhà đại bái có một cây đa cổ thụ rất lớn.Trong nhà đại bái có bộ khung được làm khá vững chắc với 8 cột trụ bằng gỗ lim, chu vi cột cái 115cm, cột quân 105cm. Các cột hiên nhỏ hơn được làm bằng đá trắng, hình hộp chữ nhật mỗi cạnh rộng 25cm.Liền sau nhà đại bái là một kiến trúc nhỏ dựng trên bốn chân cột kiểu phương đình 2 tầng 4 mái chạm mảng các hoa văn truyền thống theo kiến trúc thời Nguyễn.Hậu cung gồm một nếp nhà ngang xây gạch kiểu tường hồi bít đốc.Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian. Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa hậu cung, chạm khắc cầu kỳ.Hai gian bên của hậu cung là nơi thờ những vị nam thần phổ biến trong các đền Mẫu như Ngọc Hoàng và Ngũ vị Tôn ông.Các khám, long ngai, hương án, án văn, câu đối, hoành phi… trong đền Bà Kiệu đều có chạm trổ tỉ mỉ với những hình rồng, hoa dây, chim phượng... mang phong cách thế kỷ 19. Những đồ thờ này được sơn son thếp vàng lộng lẫy.Cổ vật còn lưu lại của đền gồm các bia năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), năm Tự Đức thứ 19 (1866)… còn có 27 đạo sắc từ triều Lê, Tây Sơn đến Nguyễn phong thần cho Bà Chúa Liễu và hai vị tiên nữ.Là một trong những nơi thờ Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, đền Bà Kiệu gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long trong suốt nhiều thế kỷ.Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1994.Một số hình ảnh khác của đền Bà Kiệu.
Nằm ở phía Đông hồ Gươm, đối diện cửa đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội.
Theo "Thăng Long cổ tích khảo" thì đền xây vào thời nhà Lê triều Vĩnh Tộ (1619-28), đến triều Cảnh Hưng thì mở rộng thêm. Triều vua Tự Đức ngôi đền được tu sửa lần nữa.
Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội, phố xá xung quanh Hồ Gươm được mở rộng. Vào năm 1891, chính quyền thuộc đia thu một phần đất của ngôi đền để mở đại lộ Francis Garnier" (sau năm 1954 là đường Đinh Tiên Hoàng).
Vì vậy, khu đền chính đã bị dỡ mất tòa tiền tế và sân trước. Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần cách nhau bởi phố Đinh Tiên Hoàng, với khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ và cổng tam quan ở phía ven hồ.
Cổng tam quan của đền được xây ba gian.
Nhà đại bái cũng xây ba gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, nhưng cao to hơn tam quan nhiều.
Bộ mái gần gũi với phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Bờ nóc có dạng bờ đình, bên trên gắn hình cá hoá rồng bằng gốm men xanh đang nhìn vào bình nước thiêng ở giữa.
Cạnh nhà đại bái có một cây đa cổ thụ rất lớn.
Trong nhà đại bái có bộ khung được làm khá vững chắc với 8 cột trụ bằng gỗ lim, chu vi cột cái 115cm, cột quân 105cm. Các cột hiên nhỏ hơn được làm bằng đá trắng, hình hộp chữ nhật mỗi cạnh rộng 25cm.
Liền sau nhà đại bái là một kiến trúc nhỏ dựng trên bốn chân cột kiểu phương đình 2 tầng 4 mái chạm mảng các hoa văn truyền thống theo kiến trúc thời Nguyễn.
Hậu cung gồm một nếp nhà ngang xây gạch kiểu tường hồi bít đốc.
Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian. Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa hậu cung, chạm khắc cầu kỳ.
Hai gian bên của hậu cung là nơi thờ những vị nam thần phổ biến trong các đền Mẫu như Ngọc Hoàng và Ngũ vị Tôn ông.
Các khám, long ngai, hương án, án văn, câu đối, hoành phi… trong đền Bà Kiệu đều có chạm trổ tỉ mỉ với những hình rồng, hoa dây, chim phượng... mang phong cách thế kỷ 19. Những đồ thờ này được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Cổ vật còn lưu lại của đền gồm các bia năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), năm Tự Đức thứ 19 (1866)… còn có 27 đạo sắc từ triều Lê, Tây Sơn đến Nguyễn phong thần cho Bà Chúa Liễu và hai vị tiên nữ.
Là một trong những nơi thờ Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, đền Bà Kiệu gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long trong suốt nhiều thế kỷ.
Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1994.
Một số hình ảnh khác của đền Bà Kiệu.