Tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, chùa Long Khánh được coi là trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định.Theo sử sách, chùa được xây dựng từ dưới thời vua Lê Dụ Tông, thế kỷ 18. Tổ khai sơn của chùa là sư Đức Sơn, một vị sư người gốc Hoa.Qua ba thế kỷ tồn tại, chùa đã được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình trong giai đoạn 1956-1972.Về tổng thể, chùa Long Khánh mang phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, thịnh hành ở miền Nam từ thập niên 1960. Một số nét kiến trúc của chùa gợi nhớ đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.Công trình trung tâm của chùa Long Khánh là khu chính điện bề thế với hai tầng, trong đó tầng trên là điện thờ Phật.Mặt trước chính điện có hai cầu thang lan can đắp hình rồng dẫn lên tầng trên nằm ở hai bên.Trung tâm điện thờ Phật là bức tượng Đức Phật bằng đồng cao 1,5 mét, nặng 1.200 kg, được đúc năm 1960.Trên nóc chính điện có một tòa tháp nhiều tầng.Hai bên chính điện có lầu chuông và lầu trống, cao 7 mét. Lầu chuông nằm bên trái, treo một chuông đồng cao 1,7 mét nặng hơn 700kg. Lầu trống ở bên phải, treo chiếc trống cao 1,5 mét.Một phần khuôn viên chùa là khu hoa viên khá rộng, nơi đặt tượng Phật A Di Đà cao 17 mét.Tượng được xây bằng đá xanh đặt trên đài sen, phía trước là hồ sen, xung quanh nhiều cây xanh tạo nên một không gian tĩnh mịch, trang nghiêm.Cách tượng Phật A Di Đà không xa là đài Quan Âm.Phía sau tượng Phật A Di Đà là khu văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định và các giảng đường.Khu vườn tháp mộ của chùa có một số tháp mộ tuổi đời hàng thế kỷ.Nhờ cảnh quan kiến trúc đẹp cùng danh tiếng có từ lâu đời, chùa Long Khánh đã trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch trong các hành trình khám phá thành phố Quy Nhơn.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, chùa Long Khánh được coi là trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định.
Theo sử sách, chùa được xây dựng từ dưới thời vua Lê Dụ Tông, thế kỷ 18. Tổ khai sơn của chùa là sư Đức Sơn, một vị sư người gốc Hoa.
Qua ba thế kỷ tồn tại, chùa đã được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình trong giai đoạn 1956-1972.
Về tổng thể, chùa Long Khánh mang phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, thịnh hành ở miền Nam từ thập niên 1960. Một số nét kiến trúc của chùa gợi nhớ đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.
Công trình trung tâm của chùa Long Khánh là khu chính điện bề thế với hai tầng, trong đó tầng trên là điện thờ Phật.
Mặt trước chính điện có hai cầu thang lan can đắp hình rồng dẫn lên tầng trên nằm ở hai bên.
Trung tâm điện thờ Phật là bức tượng Đức Phật bằng đồng cao 1,5 mét, nặng 1.200 kg, được đúc năm 1960.
Trên nóc chính điện có một tòa tháp nhiều tầng.
Hai bên chính điện có lầu chuông và lầu trống, cao 7 mét. Lầu chuông nằm bên trái, treo một chuông đồng cao 1,7 mét nặng hơn 700kg. Lầu trống ở bên phải, treo chiếc trống cao 1,5 mét.
Một phần khuôn viên chùa là khu hoa viên khá rộng, nơi đặt tượng Phật A Di Đà cao 17 mét.
Tượng được xây bằng đá xanh đặt trên đài sen, phía trước là hồ sen, xung quanh nhiều cây xanh tạo nên một không gian tĩnh mịch, trang nghiêm.
Cách tượng Phật A Di Đà không xa là đài Quan Âm.
Phía sau tượng Phật A Di Đà là khu văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định và các giảng đường.
Khu vườn tháp mộ của chùa có một số tháp mộ tuổi đời hàng thế kỷ.
Nhờ cảnh quan kiến trúc đẹp cùng danh tiếng có từ lâu đời, chùa Long Khánh đã trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch trong các hành trình khám phá thành phố Quy Nhơn.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.