Nằm ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoằng Phúc được coi là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung.Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967. Trong cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ. Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng. Ảnh: Các phế tích của chùa Hoằng Phúc xưa.Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016. Nhân dịp khánh thành, chùa được trao bằng Di tích quốc gia Việt Nam.Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trên diện tích lên đến 10.000m2. Ảnh: Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước phong thủy.Tòa Tam bảo nằm sau Tam quan nội.Không gian trong tòa Tam bảo với gian thờ Phật ở trung tâm.Nhà thờ Tổ nằm sau tòa Tam bảo.Không gian bên trong nhà thờ Tổ.Tam bảo và nhà thờ Tổ được kết nối bằng tả hữu hành lang. Hai dãy hành lang này có đặt hàng tượng La hán.Hai tòa tháp Phật 9 tầng nằm hai bên sân trước Tam bảo.Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam bảo khi đi từ tam quan nội vào.Chiếc giếng cổ trong sân chùa.Cổng tam quan ngoại.Chiếc cổng cũ của chùa Hoằng Phúc được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoằng Phúc được coi là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung.
Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967. Trong cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ. Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng. Ảnh: Các phế tích của chùa Hoằng Phúc xưa.
Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016. Nhân dịp khánh thành, chùa được trao bằng Di tích quốc gia Việt Nam.
Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trên diện tích lên đến 10.000m2. Ảnh: Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước phong thủy.
Tòa Tam bảo nằm sau Tam quan nội.
Không gian trong tòa Tam bảo với gian thờ Phật ở trung tâm.
Nhà thờ Tổ nằm sau tòa Tam bảo.
Không gian bên trong nhà thờ Tổ.
Tam bảo và nhà thờ Tổ được kết nối bằng tả hữu hành lang. Hai dãy hành lang này có đặt hàng tượng La hán.
Hai tòa tháp Phật 9 tầng nằm hai bên sân trước Tam bảo.
Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam bảo khi đi từ tam quan nội vào.
Chiếc giếng cổ trong sân chùa.
Cổng tam quan ngoại.
Chiếc cổng cũ của chùa Hoằng Phúc được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.