Nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, thuộc địa phận phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng là một địa điểm lịch sử nổi tiếng gắn với chuyện tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.Lịch sử của Lầu Ông Hoàng bắt đầu vào năm 1911, khi Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại Phan Thiết rất hữu tình, nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2 trên đồi Bà Nà để xây biệt thự.Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị quý tộc Pháp cư ngụ ở đây.Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó làm tư dinh của mình.Sau khi quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bốt với nhiều lô cốt quanh Lầu Ông Hoàng để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Từ đó khu vực Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt...Lầu Ông Hoàng cũng là một địa danh gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) bởi đây từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của nhà thơ với người tình Mộng Cầm.Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã có nhiều bài thơ nói về Lầu Ông Hoàng, nổi tiếng nhất là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết.Trong bài thơ, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.Bài thơ có đoạn: "...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng / Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang / Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...".Ngày nay, những gì còn lại của Lầu Ông Hoàng xưa kia chỉ là các phế tích bị cây cỏ dại bao phủ của hệ thống đồn bốt Pháp cũ.Khu biệt thự xưa đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh, ngày nay chỉ còn lại một vài dấu vết mờ nhạt.Một tượng đài chiến thắng đã được dựng trong khu di tích để ghi nhớ trận đánh ngày 14/6/1947, Đại đội Hoàng Hoa Thám, Trung đoàn 82 Bình Thuận cải trang tập kích tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Lầu Ông Hoàng của quân Pháp.Cũng nằm trên đồi Bà Nài, cách Lầu Ông Hoàng không xa là tháp Po Sah Inư, một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa.Khung cảnh thành phố Phan Thiết nhìn từ Lầu Ông Hoàng.
Nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, thuộc địa phận phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng là một địa điểm lịch sử nổi tiếng gắn với chuyện tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Lịch sử của Lầu Ông Hoàng bắt đầu vào năm 1911, khi Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại Phan Thiết rất hữu tình, nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2 trên đồi Bà Nà để xây biệt thự.
Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị quý tộc Pháp cư ngụ ở đây.
Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó làm tư dinh của mình.
Sau khi quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bốt với nhiều lô cốt quanh Lầu Ông Hoàng để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Từ đó khu vực Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt...
Lầu Ông Hoàng cũng là một địa danh gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) bởi đây từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của nhà thơ với người tình Mộng Cầm.
Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã có nhiều bài thơ nói về Lầu Ông Hoàng, nổi tiếng nhất là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết.
Trong bài thơ, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.
Bài thơ có đoạn: "...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng / Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang / Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...".
Ngày nay, những gì còn lại của Lầu Ông Hoàng xưa kia chỉ là các phế tích bị cây cỏ dại bao phủ của hệ thống đồn bốt Pháp cũ.
Khu biệt thự xưa đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh, ngày nay chỉ còn lại một vài dấu vết mờ nhạt.
Một tượng đài chiến thắng đã được dựng trong khu di tích để ghi nhớ trận đánh ngày 14/6/1947, Đại đội Hoàng Hoa Thám, Trung đoàn 82 Bình Thuận cải trang tập kích tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Lầu Ông Hoàng của quân Pháp.
Cũng nằm trên đồi Bà Nài, cách Lầu Ông Hoàng không xa là tháp Po Sah Inư, một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa.
Khung cảnh thành phố Phan Thiết nhìn từ Lầu Ông Hoàng.