Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng cổ Phước Tích là một trong hai ngôi làng được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng còn lại là Đường Lâm của Hà Nội).Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt.Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống kiến trúc cổ.Nét đặc trưng chủ yếu và cũng là nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của làng là quy hoạch không gian kiến trúc, được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau.Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích được thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc.Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có hàng chục công trình thờ tự mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Tên gọi của miếu bắt nguồn từ việc bên cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã một nghìn năm tuổi.Một công trình đáng chú ý khác là miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng. Đây là hai ngôi miếu giống hệt nhau, bên tả thờ Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu thờ Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng.Ngoài ra còn nhiều công trình giá trị như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế, miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang, đền Văn Thánh và nhiều lăng mộ của ông tổ các dòng họ.Hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.Theo nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống".Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc.Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm đặc biệt được sản xuất để cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn. Đó là “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.Ngày nay, trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.
Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng cổ Phước Tích là một trong hai ngôi làng được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng còn lại là Đường Lâm của Hà Nội).
Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).
Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.
Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống kiến trúc cổ.
Nét đặc trưng chủ yếu và cũng là nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của làng là quy hoạch không gian kiến trúc, được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau.
Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.
Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.
Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích được thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc.
Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có hàng chục công trình thờ tự mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Tên gọi của miếu bắt nguồn từ việc bên cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã một nghìn năm tuổi.
Một công trình đáng chú ý khác là miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng. Đây là hai ngôi miếu giống hệt nhau, bên tả thờ Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu thờ Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng.
Ngoài ra còn nhiều công trình giá trị như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế, miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang, đền Văn Thánh và nhiều lăng mộ của ông tổ các dòng họ.
Hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.
Theo nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống".
Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc.
Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm đặc biệt được sản xuất để cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn. Đó là “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.
Ngày nay, trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.