Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S.Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km. Tại nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dòng sông này được tách làm ba nhánh lớn: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Mỹ Tho.Trong nhiều thế kỷ qua, cuộc sống của hàng triệu gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long đã gắn liền với sông Tiền. Đây chính là nguồn nước đã góp phần vun đắp cho lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Bộ.Được bồi đắp bởi lượng phù sa dồi dào, dải đất hai bên bờ sông cùng các cồn nổi trên sông có đất đai màu mỡ, tạo nên những vựa trái cây trù phú với đủ các loại cây đặc sản của phương Nam như măng cụt, xầu riêng, xoài, chôm chôm...Dòng sông cũng cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, là tuyến đường giao thương trọng yếu, hay không gian lao động – sản xuất của hàng vạn hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.Đời sống gắn với sông nước ở nơi đây đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, được thể hiện cô đọng qua chợ nổi Cài Bè, một trong các khu chợ nổi có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp ở đoạn sông nơi giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.Trong tâm thức người Nam Bộ, sông Tiền cũng gắn với cảnh đẹp khiến lòng người xao xuyến, được khắc ghi vào những câu ca dao như “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang / Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu”; “Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi”.Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.Trên khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, vào đêm 19 rạng 20/1/1785, chỉ trong nửa ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã dùng chiến thuật phục kích để đánh tan lực lượng quân Xiêm đông gấp đôi, bảo vệ được chủ quyền của người Việt tại vùng Nam Bộ.Như một sự tôn vinh dòng sông huyền thoại, một tỉnh mà sông Tiền chảy qua đã mang tên của dòng sông này, đó là tỉnh Tiền Giang.Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, điện mạo của sống Tiền cũng có những sự đổi thay theo thời gian. Các đô thị bên sông ngày càng trở nên sầm uất, và nhiều cây cầu bắc qua sông đã được xây dựng, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, sông Tiền cũng tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với đời sống miệt vườn sông nước, đem lại trải nghiệm khó quên cho du khách đến từ phương xa.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S.
Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km. Tại nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dòng sông này được tách làm ba nhánh lớn: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Mỹ Tho.
Trong nhiều thế kỷ qua, cuộc sống của hàng triệu gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long đã gắn liền với sông Tiền. Đây chính là nguồn nước đã góp phần vun đắp cho lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Bộ.
Được bồi đắp bởi lượng phù sa dồi dào, dải đất hai bên bờ sông cùng các cồn nổi trên sông có đất đai màu mỡ, tạo nên những vựa trái cây trù phú với đủ các loại cây đặc sản của phương Nam như măng cụt, xầu riêng, xoài, chôm chôm...
Dòng sông cũng cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, là tuyến đường giao thương trọng yếu, hay không gian lao động – sản xuất của hàng vạn hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Đời sống gắn với sông nước ở nơi đây đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, được thể hiện cô đọng qua chợ nổi Cài Bè, một trong các khu chợ nổi có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp ở đoạn sông nơi giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Trong tâm thức người Nam Bộ, sông Tiền cũng gắn với cảnh đẹp khiến lòng người xao xuyến, được khắc ghi vào những câu ca dao như “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang / Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu”; “Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi”.
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Trên khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, vào đêm 19 rạng 20/1/1785, chỉ trong nửa ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã dùng chiến thuật phục kích để đánh tan lực lượng quân Xiêm đông gấp đôi, bảo vệ được chủ quyền của người Việt tại vùng Nam Bộ.
Như một sự tôn vinh dòng sông huyền thoại, một tỉnh mà sông Tiền chảy qua đã mang tên của dòng sông này, đó là tỉnh Tiền Giang.
Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, điện mạo của sống Tiền cũng có những sự đổi thay theo thời gian. Các đô thị bên sông ngày càng trở nên sầm uất, và nhiều cây cầu bắc qua sông đã được xây dựng, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, sông Tiền cũng tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với đời sống miệt vườn sông nước, đem lại trải nghiệm khó quên cho du khách đến từ phương xa.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.