Nằm ở tỉnh Kompung Thom của Campuchia, vào đầu tháng 7 vừa qua, khu đền Sambor Prei Kuk đã chính thức được UNESCO công nhận là một Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: UNESCO World Heritage Centre.Theo các khảo sát, đây là một quần thế kiến trúc do vua Isanavarman của vương quốc Chân Lạp cho xây dựng trong giai đoạn tiền Angkor, cuối thế kỷ thứ 6 đến 9. Ảnh: Cambodia Holiday Architects.Khu đền được chia thành ba nhóm chính. Mỗi nhóm được bố trí bao quanh bởi một bức tường gạch hình vuông gồm các công trình mang đặc trưng thời tiền Angkor. Ảnh: TripAdvisor.Các loại hình kiến trúc chủ yếu ở Sambor Prei Kuk bao gồm các ngôi đền, tháp bát giác, biểu tượng thần Shiva, đá Yoni, ao và hồ chứa, cùng các tác phẩm điêu khắc sư tử. Ảnh: Angkor Best Driver.Nghệ thuật kiến trúc ở nơi đây có phong cách khác với nền nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ, vốn có ảnh hưởng mạnh ở khu vực thời bấy giờ với các công trình xây bằng gạch, cửa cuốn bằng đá, được xây cách biệt nhau hoặc hợp thành từng cụm. Ảnh: Angkor Travels.Nghệ thuật tạc tượng mặc dù còn giữ lại một số nét của các loại hình Ấn Độ, nhưng đã mang phong cách đặc biệt, độc đáo của nền nghệ thuật tạc tượng Khmer cổ với những pho tượng đẹp, tiêu biểu như tượng thần Harihara. Ảnh: Dotty Flickr.Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, quần thể đền đài đồ sộ này đã bị rừng rậm nuốt chửng. Nhiều công trình đã đổ nát và bị cây cổ thụ quấn quanh. Ảnh: Kevin Standage.Sự hủy diệt của thiên nhiên khiến cho việc trùng tu các công trình ở Sambor Prei Kuk gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Travelfish.Dù đã được khai thác du lịch, nhưng di tích này hiện tại chưa được nhiều người biết đến do nằm ở nơi hẻo lánh và vẫn còn bị đe dọa bởi hiểm họa bom mìn sót lại từ thời chiến tranh. Ảnh: Travelfish.
Nằm ở tỉnh Kompung Thom của Campuchia, vào đầu tháng 7 vừa qua, khu đền Sambor Prei Kuk đã chính thức được UNESCO công nhận là một Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: UNESCO World Heritage Centre.
Theo các khảo sát, đây là một quần thế kiến trúc do vua Isanavarman của vương quốc Chân Lạp cho xây dựng trong giai đoạn tiền Angkor, cuối thế kỷ thứ 6 đến 9. Ảnh: Cambodia Holiday Architects.
Khu đền được chia thành ba nhóm chính. Mỗi nhóm được bố trí bao quanh bởi một bức tường gạch hình vuông gồm các công trình mang đặc trưng thời tiền Angkor. Ảnh: TripAdvisor.
Các loại hình kiến trúc chủ yếu ở Sambor Prei Kuk bao gồm các ngôi đền, tháp bát giác, biểu tượng thần Shiva, đá Yoni, ao và hồ chứa, cùng các tác phẩm điêu khắc sư tử. Ảnh: Angkor Best Driver.
Nghệ thuật kiến trúc ở nơi đây có phong cách khác với nền nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ, vốn có ảnh hưởng mạnh ở khu vực thời bấy giờ với các công trình xây bằng gạch, cửa cuốn bằng đá, được xây cách biệt nhau hoặc hợp thành từng cụm. Ảnh: Angkor Travels.
Nghệ thuật tạc tượng mặc dù còn giữ lại một số nét của các loại hình Ấn Độ, nhưng đã mang phong cách đặc biệt, độc đáo của nền nghệ thuật tạc tượng Khmer cổ với những pho tượng đẹp, tiêu biểu như tượng thần Harihara. Ảnh: Dotty Flickr.
Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, quần thể đền đài đồ sộ này đã bị rừng rậm nuốt chửng. Nhiều công trình đã đổ nát và bị cây cổ thụ quấn quanh. Ảnh: Kevin Standage.
Sự hủy diệt của thiên nhiên khiến cho việc trùng tu các công trình ở Sambor Prei Kuk gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Travelfish.
Dù đã được khai thác du lịch, nhưng di tích này hiện tại chưa được nhiều người biết đến do nằm ở nơi hẻo lánh và vẫn còn bị đe dọa bởi hiểm họa bom mìn sót lại từ thời chiến tranh. Ảnh: Travelfish.