Nằm ở chân núi Bình San, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đền thờ họ Mạc là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của miền đất địa đầu Hà Tiên. Đền còn có các tên khác là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ, Mạc Công miếu, miếu Ông Lịnh…Buổi đầu, ngôi đền nằm bên trái chùa Tam Bảo, do Mạc Công Du, cháu bốn đời của Mạc Cửu lập khoảng các năm 1816 - 1818. Năm 1833, Mạc Công Du theo Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng. Khi cuộc nổi dậy thất bại, Mạc Công Du bị tội thì ngôi đền cũng dần bị bỏ phế và đổ nát.Đền thời vua Thiệu Trị, xét công lao mở cõi của họ Mạc, vua mới có lệnh "tìm lại con cháu họ Mạc, người nào có tài có thể dùng thì tâu lên" và cho xây dựng lại đền thờ. Năm 1847, đền thờ họ Mạc được xây lại bề thế hơn, nằm ở một vị trí khác, đó là phía Tây chân núi Bình San, tức vị trí bây giờ.Thời vua Thành Thái, chí sĩ Nguyễn Thần Hiến vận động nhân dân đóng góp tiền công, trùng tu lại đền và hoàn thành vào mùa đông năm 1900. Từ đó cho đến nay, đền còn được tu bổ nhỏ nhiều lần.Ngoài giá trị lịch sử, đền thờ họ Mạc còn là một công trình có giá trị kiến trúc - nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo.Mặt trước đền có một cổng chính nằm ở giữa, phía trên đề tên Mạc Công miếu, hai bên là hai cổng phụ. Qua khỏi cổng đền là một con đường ngắn, hai bên trồng cây xanh, dẫn đến một tiểu đình rộng.Qua thêm một cổng nữa, mà hai bên có đôi sư tử đá uy nghi. Sau cổng này là điện thờ chính, hai bên là nhà tả vu, hữu vu.Trong điện thờ có ba người được thờ chính, ở gian giữa là Mạc Cửu (thủy tổ họ Mạc ở Hà Tiên), bên tả là Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) và bên hữu là Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ).Nhiều hiện vật quý được lưu giữ trong điện thờ. Ngoài những hoành phi, liễn đối và tranh vẽ, nơi đây còn có một biển thờ đề bốn chữ "Khai Trấn Trụ Quốc" và bức hoành "Nghị Võ Công", là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước sự nghiệp mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.Ngoài ra, ở các gian khác còn phối tự thờ thêm các bài vị của phu nhân Thái Thái (mẹ Mạc Cửu), phu nhân Nguyễn Hiếu Túc (vợ Mạc Thiên Tứ), tiểu thư Mạc Mi Cô (con gái của Mạc Thiên Tứ), các học sĩ, thuộc tướng và các con cháu của họ Mạc Hà Tiên.Từ đền, qua cổng phụ phía bên phải (tính từ cổng chính nhìn vào), là một con đường lát gạch tàu dẫn lên khu an táng hơn 40 ngôi mộ của dòng họ Mạc. Trong số ấy, có một số mộ xưa như của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Hiếu Túc...Trong các ngôi mộ ở đây, mộ Mạc Cửu là ngôi mộ lớn nhất, kiên cố nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi. Trước mộ là khoảng sân rộng. Quanh mộ là vườn cây xanh tươi với nhiều loài hoa khoe sắc.Ngày nay, khu đền thờ và lăng mộ họ Mạc là một địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình khám phá mảnh đất Hà Tiên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở chân núi Bình San, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đền thờ họ Mạc là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của miền đất địa đầu Hà Tiên. Đền còn có các tên khác là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ, Mạc Công miếu, miếu Ông Lịnh…
Buổi đầu, ngôi đền nằm bên trái chùa Tam Bảo, do Mạc Công Du, cháu bốn đời của Mạc Cửu lập khoảng các năm 1816 - 1818. Năm 1833, Mạc Công Du theo Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng. Khi cuộc nổi dậy thất bại, Mạc Công Du bị tội thì ngôi đền cũng dần bị bỏ phế và đổ nát.
Đền thời vua Thiệu Trị, xét công lao mở cõi của họ Mạc, vua mới có lệnh "tìm lại con cháu họ Mạc, người nào có tài có thể dùng thì tâu lên" và cho xây dựng lại đền thờ. Năm 1847, đền thờ họ Mạc được xây lại bề thế hơn, nằm ở một vị trí khác, đó là phía Tây chân núi Bình San, tức vị trí bây giờ.
Thời vua Thành Thái, chí sĩ Nguyễn Thần Hiến vận động nhân dân đóng góp tiền công, trùng tu lại đền và hoàn thành vào mùa đông năm 1900. Từ đó cho đến nay, đền còn được tu bổ nhỏ nhiều lần.
Ngoài giá trị lịch sử, đền thờ họ Mạc còn là một công trình có giá trị kiến trúc - nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo.
Mặt trước đền có một cổng chính nằm ở giữa, phía trên đề tên Mạc Công miếu, hai bên là hai cổng phụ. Qua khỏi cổng đền là một con đường ngắn, hai bên trồng cây xanh, dẫn đến một tiểu đình rộng.
Qua thêm một cổng nữa, mà hai bên có đôi sư tử đá uy nghi. Sau cổng này là điện thờ chính, hai bên là nhà tả vu, hữu vu.
Trong điện thờ có ba người được thờ chính, ở gian giữa là Mạc Cửu (thủy tổ họ Mạc ở Hà Tiên), bên tả là Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) và bên hữu là Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ).
Nhiều hiện vật quý được lưu giữ trong điện thờ. Ngoài những hoành phi, liễn đối và tranh vẽ, nơi đây còn có một biển thờ đề bốn chữ "Khai Trấn Trụ Quốc" và bức hoành "Nghị Võ Công", là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước sự nghiệp mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.
Ngoài ra, ở các gian khác còn phối tự thờ thêm các bài vị của phu nhân Thái Thái (mẹ Mạc Cửu), phu nhân Nguyễn Hiếu Túc (vợ Mạc Thiên Tứ), tiểu thư Mạc Mi Cô (con gái của Mạc Thiên Tứ), các học sĩ, thuộc tướng và các con cháu của họ Mạc Hà Tiên.
Từ đền, qua cổng phụ phía bên phải (tính từ cổng chính nhìn vào), là một con đường lát gạch tàu dẫn lên khu an táng hơn 40 ngôi mộ của dòng họ Mạc. Trong số ấy, có một số mộ xưa như của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Hiếu Túc...
Trong các ngôi mộ ở đây, mộ Mạc Cửu là ngôi mộ lớn nhất, kiên cố nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi. Trước mộ là khoảng sân rộng. Quanh mộ là vườn cây xanh tươi với nhiều loài hoa khoe sắc.
Ngày nay, khu đền thờ và lăng mộ họ Mạc là một địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình khám phá mảnh đất Hà Tiên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.