Nằm bên bờ bắc sông Hương, đối diện cửa Thượng Tứ của Hoàng thành, có một tòa tiểu đình được gọi là đình Thương Bạc. Đây là công trình lịch sử đặc biệt nhằm ghi nhớ Tòa Thương Bạc xưa của kinh thành Huế.Ngược dòng lịch sử, vào đầu triều Nguyễn, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Cung Quán tại phía Đông Bắc kinh thành Huế làm trụ sở đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Đền năm 1875, do không muốn đón tiếp người ngoại quốc trong thành nên vua Tự Đức cho làm Tòa Thương Bạc tại vị trí mới, bên ngoài cửa Thượng Tứ.Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối phó với các đại diện của tòa Khâm sứ Pháp.Tòa Thương Bạc là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng trong giai đoạn suy vong của nhà Nguyễn.Vào ngày 6/6/1884, trên một chiếc tàu đậu ở sông Hương trước Tòa Thương Bạc, đại diện triều đình Huế và Đại sứ Patenôtre của Pháp đã ký kết Hòa ước Giáp Thân - hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp để công nhận sự đầu hàng của mình.Sau ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), Tòa Thương Bạc trở thành doanh của quân đội Pháp, sau đó được dùng làm phủ của Nguyễn Văn Tường, rồi thành trường Hậu Bổ, trường Uyên Bác, và cuối cùng làm Viện Cổ học. Đến thời vua Bảo Đại, công trình này đã bị bỏ hoang và sụp đổ.Để ghi nhớ Tòa Thương Bạc, vào năm 1936 vua Bảo Đại đã cho dựng lên đình Thương Bạc bên bờ sông Hương gần nơi tọa lạc của công trình xưa (nay là vị trí của Trung tâm văn hóa thành phố Huế).Toàn bộ công trình được dựng trên một nền vuông cao 1,3 m, xung quanh có lan can, mặt trước và mặt sau đều có gắn chữ Thương Bạc đúc bằng xi măng, phần trên là một lầu hình vuông.Trước đình là sân rộng, hai bên có hai hồ bằng xi măng đắp giả sơn, đứng chầu hai bên hồ cân đối với tòa tiểu đình là bốn con rồng đá chạm trổ tinh vi. Ngày nay, các công trình này đều không còn.Trước sân đình có bốn trụ biểu hình vuông hướng ra phố, trên đỉnh gắn bông sen. Trên mỗi trụ biểu có gắn câu đối bằng sành sứ ca ngợi cảnh đẹp trù phú của Kinh đô Huế.Theo đánh giá của của nhà nghiên cứu, kiến trúc của đình Thương Bạc kết hợp với cụm kiến trúc Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình tạo thành một tổng thể cảnh quan hài hoà cho Huế bên dòng sông Hương thơ mộng.Hiện tại, đình Thương Bạc đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Nằm bên bờ bắc sông Hương, đối diện cửa Thượng Tứ của Hoàng thành, có một tòa tiểu đình được gọi là đình Thương Bạc. Đây là công trình lịch sử đặc biệt nhằm ghi nhớ Tòa Thương Bạc xưa của kinh thành Huế.
Ngược dòng lịch sử, vào đầu triều Nguyễn, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Cung Quán tại phía Đông Bắc kinh thành Huế làm trụ sở đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Đền năm 1875, do không muốn đón tiếp người ngoại quốc trong thành nên vua Tự Đức cho làm Tòa Thương Bạc tại vị trí mới, bên ngoài cửa Thượng Tứ.
Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối phó với các đại diện của tòa Khâm sứ Pháp.
Tòa Thương Bạc là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng trong giai đoạn suy vong của nhà Nguyễn.
Vào ngày 6/6/1884, trên một chiếc tàu đậu ở sông Hương trước Tòa Thương Bạc, đại diện triều đình Huế và Đại sứ Patenôtre của Pháp đã ký kết Hòa ước Giáp Thân - hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp để công nhận sự đầu hàng của mình.
Sau ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), Tòa Thương Bạc trở thành doanh của quân đội Pháp, sau đó được dùng làm phủ của Nguyễn Văn Tường, rồi thành trường Hậu Bổ, trường Uyên Bác, và cuối cùng làm Viện Cổ học. Đến thời vua Bảo Đại, công trình này đã bị bỏ hoang và sụp đổ.
Để ghi nhớ Tòa Thương Bạc, vào năm 1936 vua Bảo Đại đã cho dựng lên đình Thương Bạc bên bờ sông Hương gần nơi tọa lạc của công trình xưa (nay là vị trí của Trung tâm văn hóa thành phố Huế).
Toàn bộ công trình được dựng trên một nền vuông cao 1,3 m, xung quanh có lan can, mặt trước và mặt sau đều có gắn chữ Thương Bạc đúc bằng xi măng, phần trên là một lầu hình vuông.
Trước đình là sân rộng, hai bên có hai hồ bằng xi măng đắp giả sơn, đứng chầu hai bên hồ cân đối với tòa tiểu đình là bốn con rồng đá chạm trổ tinh vi. Ngày nay, các công trình này đều không còn.
Trước sân đình có bốn trụ biểu hình vuông hướng ra phố, trên đỉnh gắn bông sen. Trên mỗi trụ biểu có gắn câu đối bằng sành sứ ca ngợi cảnh đẹp trù phú của Kinh đô Huế.
Theo đánh giá của của nhà nghiên cứu, kiến trúc của đình Thương Bạc kết hợp với cụm kiến trúc Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình tạo thành một tổng thể cảnh quan hài hoà cho Huế bên dòng sông Hương thơ mộng.
Hiện tại, đình Thương Bạc đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.