Nằm ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn được coi là cái nôi của Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, những lực lượng thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ.Theo chính sử Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải lấy người từ Lý Sơn đế tiến hành khai thác tài nguyên, xem xét, đo đạc thủy trình và do thám, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các hoạt động khẳng định chủ quyền Biển Đông này tiếp tục được duy trì và mở rộng trong các thời kỳ sau đó.Ngày nay, chứng tích lịch sử về các hoạt động của Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải vẫn được lưu giữ tại nhiều di tích trên đảo. Đáng chú ý trong số đó là Âm Linh Tự, một ngôi đền cổ được xây dựng giữa thế kỷ 17.Âm linh tự (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) vốn là một công trình thờ tự thường gặp ở các vùng quê trên khắp Việt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những “hùng binh Hoàng Sa” hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước.Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn.Gắn liền với Âm linh tự là các khu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để “chiêu hồn nhập cốt” vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió.Các ngôi nhà thờ họ trên đảo Lý Sơn cũng mang ý nghĩa sâu sắc về công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Tiêu biểu trong số đó là nhà thờ họ Phạm Văn ở thôn Đông.Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ cách đây trên dưới 200 năm, là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.Theo sử nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều đình cử suất đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật chỉ huy 70 suất đinh là những dân binh trên đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa đo đạc hải trình, thu lượm sản vật, cắm mốc, dựng bia chủ quyền.Năm 1854, Cai đội Phạm Hữu Nhật lại vâng mệnh chỉ huy dân binh Lý Sơn ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Lần này họ đã không trở về. Gia đình và họ tộc đã an táng ông cùng các đồng đội bằng mộ chiêu hồn tại thôn Đông.Thôn Đông cũng là nơi đặt ngôi mộ gió của cai đội Trưởng Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh. Theo sử nhà Nguyễn, năm 1815 vua Gia Long giao cho Phạm Quang Ảnh dẫn theo một đội quân gồm 70 người từ Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) đi đến Hoàng Sa và Bắc Hải để xem xét, đo đạc thủy trình, trấn giữ Biển Đông và tìm sản vật quý. Trong một lần thực thi nhiệm vụ, ông và đồng đội không bao giờ trở về. Vua Gia Long đã đích thân đến đảo Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ.Bên cạnh các công trình lịch sử, đảo Lý Sơn còn lưu giữ những di sản tinh thần gắn liền với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo như lễ khao lề tri ân đội Hoàng Sa, nghi thức thả thuyền câu, hội đua thuyền tứ linh...Ngoài ra, đảo Lý Sơn còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay. Hiện nay, những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá ấy đã được quy tụ tại Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đặt tại trung tâm của đảo.
Nằm ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn được coi là cái nôi của Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, những lực lượng thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ.
Theo chính sử Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải lấy người từ Lý Sơn đế tiến hành khai thác tài nguyên, xem xét, đo đạc thủy trình và do thám, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các hoạt động khẳng định chủ quyền Biển Đông này tiếp tục được duy trì và mở rộng trong các thời kỳ sau đó.
Ngày nay, chứng tích lịch sử về các hoạt động của Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải vẫn được lưu giữ tại nhiều di tích trên đảo. Đáng chú ý trong số đó là Âm Linh Tự, một ngôi đền cổ được xây dựng giữa thế kỷ 17.
Âm linh tự (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) vốn là một công trình thờ tự thường gặp ở các vùng quê trên khắp Việt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những “hùng binh Hoàng Sa” hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước.
Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn.
Gắn liền với Âm linh tự là các khu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để “chiêu hồn nhập cốt” vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió.
Các ngôi nhà thờ họ trên đảo Lý Sơn cũng mang ý nghĩa sâu sắc về công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Tiêu biểu trong số đó là nhà thờ họ Phạm Văn ở thôn Đông.
Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ cách đây trên dưới 200 năm, là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo sử nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều đình cử suất đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật chỉ huy 70 suất đinh là những dân binh trên đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa đo đạc hải trình, thu lượm sản vật, cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
Năm 1854, Cai đội Phạm Hữu Nhật lại vâng mệnh chỉ huy dân binh Lý Sơn ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Lần này họ đã không trở về. Gia đình và họ tộc đã an táng ông cùng các đồng đội bằng mộ chiêu hồn tại thôn Đông.
Thôn Đông cũng là nơi đặt ngôi mộ gió của cai đội Trưởng Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh. Theo sử nhà Nguyễn, năm 1815 vua Gia Long giao cho Phạm Quang Ảnh dẫn theo một đội quân gồm 70 người từ Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) đi đến Hoàng Sa và Bắc Hải để xem xét, đo đạc thủy trình, trấn giữ Biển Đông và tìm sản vật quý. Trong một lần thực thi nhiệm vụ, ông và đồng đội không bao giờ trở về. Vua Gia Long đã đích thân đến đảo Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ.
Bên cạnh các công trình lịch sử, đảo Lý Sơn còn lưu giữ những di sản tinh thần gắn liền với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo như lễ khao lề tri ân đội Hoàng Sa, nghi thức thả thuyền câu, hội đua thuyền tứ linh...
Ngoài ra, đảo Lý Sơn còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay. Hiện nay, những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá ấy đã được quy tụ tại Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đặt tại trung tâm của đảo.