1. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Chùa từng được báo Daily Mail của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa mang phong cách kiến trúc của các thời kỳ khác nhau, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Công trình mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.Khu chùa chính có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo, gồm Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工). Chùa từng đón các vị nguyên thủ Ấn Độ và Nga tới thăm vào các năm 1959, 2008 và 2010.Ngày nay, cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng khi đến thăm chùa năm 1959 vẫn vươn lên xanh tốt như một biểu tượng về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ – đất nước cội nguồn của Phật giáo.2. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là Đệ nhất Quốc tự của Cố đô Huế. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.3. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP. HCM cũng như toàn miền Nam. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa xây thêm các công trình khác. Giới chuyên gia đánh giá đây là ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo hiện đại Việt Nam.Công trình trung tâm là Phật điện được bố cục kiểu chữ công (工). Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Chùa từng được báo Daily Mail của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa mang phong cách kiến trúc của các thời kỳ khác nhau, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Công trình mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.
Khu chùa chính có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo, gồm Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工). Chùa từng đón các vị nguyên thủ Ấn Độ và Nga tới thăm vào các năm 1959, 2008 và 2010.
Ngày nay, cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng khi đến thăm chùa năm 1959 vẫn vươn lên xanh tốt như một biểu tượng về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ – đất nước cội nguồn của Phật giáo.
2. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là Đệ nhất Quốc tự của Cố đô Huế. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.
Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.
3. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP. HCM cũng như toàn miền Nam. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.
Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa xây thêm các công trình khác. Giới chuyên gia đánh giá đây là ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo hiện đại Việt Nam.
Công trình trung tâm là Phật điện được bố cục kiểu chữ công (工). Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.
Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.