UBND tỉnh An Giang ngày 10/8 cho hay vừa tổ chức lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận hiện vật Mukhalinga Ba Thê là Bảo vật Quốc gia. Có niên đại khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên, Mukhalinga Ba Thê được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Người lao động.Mukhalinga Ba Thê có chất liệu từ đá sa thạch mịn; cao 91 cm, rộng 20 - 22 cm; phần đầu hình trụ tròn cao 30 cm, chu vi 66cm; phần giữa hình bát giác cao 30,5 cm, mỗi mặt rộng trung bình từ 8,7 - 9,6 cm; phần đế hình trụ vuông cao 30,5 cm, mỗi mặt rộng từ 20,08 - 22 cm; nặng 90 kg. Ảnh: Công Mạo/TTXVN.Bảo tàng tỉnh An Giang hiện lưu giữ 6 Bảo vật Quốc gia gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài (trong ảnh); Bộ Linga-Yoni Đá Nổi; Tượng Phật đá Khánh Bình; Tượng Phật gỗ Giồng Xoài; Bộ Linga-Yoni Linh Sơn; Mukhalinga Ba Thê. Trong khi đó, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo lưu giữ hai Bảo vật Quốc gia là: Nhẫn Nandin Giồng Cát và Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc. Ảnh: Người lao động.Óc Eo được biết đến như một nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ những năm đầu Công nguyên. Năm 1944, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã phát hiện và định danh nền văn hóa Óc Eo. Trong ảnh là Bộ linga - yoni Linh Sơn là bộ linga - yoni duy nhất bằng kim loại vàng, đồng thau ghép lại thống nhất, có niên đại vào thế kỷ 7. Nguồn ảnh: Lao động.Đến nay, tỉnh An Giang có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó di tích Óc Eo-Ba Thê được xác định có vị trí quan trọng. Nơi đây từng là một đô thị, cảng thị, một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của Vương quốc Phù Nam xưa. Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương gửi báo cáo tóm tắt Hồ sơ Di tích Khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ Di sản Thế giới. Trong ảnh là phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4. Nguồn ảnh: Người lao động.Tượng phật đá Khánh Bình có niên đại khoảng thế kỷ 6 - 7 đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Người lao động.Bộ Linga-Yoni Đá Nổi có niên đại khoảng thế kỷ 5 - 6. Ảnh: Người lao động.Tượng phật gỗ Giồng Xoài có niên đại khoảng thế kỷ 4 - 6. Ảnh: Người lao động.Nhẫn Nandin Giồng Cát có niên đại vào thế kỷ 5. Ảnh: Người lao động.Mời độc giả xem video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.
UBND tỉnh An Giang ngày 10/8 cho hay vừa tổ chức lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận hiện vật Mukhalinga Ba Thê là Bảo vật Quốc gia. Có niên đại khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên, Mukhalinga Ba Thê được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Người lao động.
Mukhalinga Ba Thê có chất liệu từ đá sa thạch mịn; cao 91 cm, rộng 20 - 22 cm; phần đầu hình trụ tròn cao 30 cm, chu vi 66cm; phần giữa hình bát giác cao 30,5 cm, mỗi mặt rộng trung bình từ 8,7 - 9,6 cm; phần đế hình trụ vuông cao 30,5 cm, mỗi mặt rộng từ 20,08 - 22 cm; nặng 90 kg. Ảnh: Công Mạo/TTXVN.
Bảo tàng tỉnh An Giang hiện lưu giữ 6 Bảo vật Quốc gia gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài (trong ảnh); Bộ Linga-Yoni Đá Nổi; Tượng Phật đá Khánh Bình; Tượng Phật gỗ Giồng Xoài; Bộ Linga-Yoni Linh Sơn; Mukhalinga Ba Thê. Trong khi đó, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo lưu giữ hai Bảo vật Quốc gia là: Nhẫn Nandin Giồng Cát và Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc. Ảnh: Người lao động.
Óc Eo được biết đến như một nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ những năm đầu Công nguyên. Năm 1944, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã phát hiện và định danh nền văn hóa Óc Eo. Trong ảnh là Bộ linga - yoni Linh Sơn là bộ linga - yoni duy nhất bằng kim loại vàng, đồng thau ghép lại thống nhất, có niên đại vào thế kỷ 7. Nguồn ảnh: Lao động.
Đến nay, tỉnh An Giang có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó di tích Óc Eo-Ba Thê được xác định có vị trí quan trọng. Nơi đây từng là một đô thị, cảng thị, một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của Vương quốc Phù Nam xưa. Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương gửi báo cáo tóm tắt Hồ sơ Di tích Khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ Di sản Thế giới. Trong ảnh là phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4. Nguồn ảnh: Người lao động.
Tượng phật đá Khánh Bình có niên đại khoảng thế kỷ 6 - 7 đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Người lao động.
Bộ Linga-Yoni Đá Nổi có niên đại khoảng thế kỷ 5 - 6. Ảnh: Người lao động.
Tượng phật gỗ Giồng Xoài có niên đại khoảng thế kỷ 4 - 6. Ảnh: Người lao động.
Nhẫn Nandin Giồng Cát có niên đại vào thế kỷ 5. Ảnh: Người lao động.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.