Gần đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc thông báo kết quả cuộc khai quật một ngôi mộ cổ nhà Hán ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Mộ cổ này được họ xác định có niên đại vào năm 193 trước Công nguyên.Với niên đại này, đây là ngôi mộ cổ sớm nhất được tìm thấy vào thời nhà Tây Hán (năm 202 trước Công nguyên - 24 sau Công nguyên). Nhà Hán là một trong số các triều đại phong kiến phát triển rực rỡ nhất lịch sử Trung Quốc.Huang Wei, người đứng đầu nhóm khai quật thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa Trùng Khánh, cho hay các chuyên gia vô cùng vui mừng khi tìm thấy một ngôi mộ thời Tây Hán. Trước đó, họ chỉ nghĩ khu vực này có các ngôi mộ thời Đông Hán (năm 25 - 220).Trong quá trình khảo sát khu vực để xây dựng một dự án thủy điện trên sông Ô Giang kể từ tháng 3/2023, các nhà khảo cổ đã phát hiện mộ cổ trên. Vào thời điểm đó, ngôi mộ bị ngập nước. Đây là trường hợp đầu tiên phát hiện ở Trùng Khánh.Theo các chuyên gia, một lớp bùn đã bít kín ngôi mộ. Khi mở nắp quan tài, họ phát hiện mộ cổ đầy nước trong vắt bên trong. Bùn và cát còn sót lại lắng đọng phía dưới đáy quan tài.Sau khi hút hết nước ra khỏi ngôi mộ, các chuyên gia có phát hiện quan trọng. Đầu tiên, họ tìm thấy một tấm gỗ ghi thời điểm ngôi mộ được niêm phong là vào năm 193 trước Công nguyên.Tiếp đến, đoàn khảo cổ tìm được khoảng 600 cổ vật nguyên vẹn bên trong mộ. Trong số những hiện vật được tìm thấy, nổi bật là lịch Can chi - hệ thống lịch xác định giờ, ngày tháng của người Trung Quốc thời phong kiến. Loại lịch Can chi thường được người xưa khắc lên gỗ trước khi giấy ra đời.Bên trong mộ có nhiều món đồ gốm lớn, các hiện vật làm từ tre, sơn mài, ngọn giáo, cây cung, ngũ cốc, trái cây... Từ những phát hiện này, các chuyên gia suy đoán chủ nhân ngôi mộ là người có địa vị cao trong xã hội. Họ hy vọng những nghiên cứu trong thời gian tới sẽ giúp làm sáng tỏ danh tính của người này.Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Gần đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc thông báo kết quả cuộc khai quật một ngôi mộ cổ nhà Hán ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Mộ cổ này được họ xác định có niên đại vào năm 193 trước Công nguyên.
Với niên đại này, đây là ngôi mộ cổ sớm nhất được tìm thấy vào thời nhà Tây Hán (năm 202 trước Công nguyên - 24 sau Công nguyên). Nhà Hán là một trong số các triều đại phong kiến phát triển rực rỡ nhất lịch sử Trung Quốc.
Huang Wei, người đứng đầu nhóm khai quật thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa Trùng Khánh, cho hay các chuyên gia vô cùng vui mừng khi tìm thấy một ngôi mộ thời Tây Hán. Trước đó, họ chỉ nghĩ khu vực này có các ngôi mộ thời Đông Hán (năm 25 - 220).
Trong quá trình khảo sát khu vực để xây dựng một dự án thủy điện trên sông Ô Giang kể từ tháng 3/2023, các nhà khảo cổ đã phát hiện mộ cổ trên. Vào thời điểm đó, ngôi mộ bị ngập nước. Đây là trường hợp đầu tiên phát hiện ở Trùng Khánh.
Theo các chuyên gia, một lớp bùn đã bít kín ngôi mộ. Khi mở nắp quan tài, họ phát hiện mộ cổ đầy nước trong vắt bên trong. Bùn và cát còn sót lại lắng đọng phía dưới đáy quan tài.
Sau khi hút hết nước ra khỏi ngôi mộ, các chuyên gia có phát hiện quan trọng. Đầu tiên, họ tìm thấy một tấm gỗ ghi thời điểm ngôi mộ được niêm phong là vào năm 193 trước Công nguyên.
Tiếp đến, đoàn khảo cổ tìm được khoảng 600 cổ vật nguyên vẹn bên trong mộ. Trong số những hiện vật được tìm thấy, nổi bật là lịch Can chi - hệ thống lịch xác định giờ, ngày tháng của người Trung Quốc thời phong kiến. Loại lịch Can chi thường được người xưa khắc lên gỗ trước khi giấy ra đời.
Bên trong mộ có nhiều món đồ gốm lớn, các hiện vật làm từ tre, sơn mài, ngọn giáo, cây cung, ngũ cốc, trái cây... Từ những phát hiện này, các chuyên gia suy đoán chủ nhân ngôi mộ là người có địa vị cao trong xã hội. Họ hy vọng những nghiên cứu trong thời gian tới sẽ giúp làm sáng tỏ danh tính của người này.
Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.