Vào năm 1987, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tiến hành cuộc khai quật tại cung điện ngầm dưới chân chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây. Theo đó, họ tìm thấy nhiều cổ vật như đồ gốm, đồ tạo tác bằng vàng, bạc, 2 lư hương kiêm lò sưởi hơn 2.000 tuổi được giới chuyên gia chú ý nhiều hơn.Theo các chuyên gia, chiếc lò sưởi có hình cầu và làm bằng bạc. Nó được thiết kế bên trong vô cùng đặc biệt. Một trong số chiếc lư hương kiêm lò sưởi có đường kính 128 mm.Các chuyên gia xác định đây là lư hương kiêm lò sưởi bằng bạc lớn nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc.Sau khi được đưa tới phòng triển lãm của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, các chuyên gia đặt tên cho bảo vật này là "Lư hương Bị Trung". Khi kiểm tra tỉ mỉ nó, họ phát hiện bí mật về việc người xưa làm thế nào để lò sưởi ấm nóng cả đêm.Kết quả kiểm tra của các chuyên gia cho thấy chiếc lò sưởi có niên đại khoảng 2.100 tuổi, tức có từ thời Tây Hán. Người xưa sử dụng nó để xông trầm cũng như dùng làm lò sưởi ủ ấm trong chăn.Lò sưởi được thiết kế với 2 nửa bán cầu rỗng ghép lại một hình cầu hoàn chỉnh. Bề ngoài của nó được các nghệ nhân chạm nổi hoa văn mây, rồng, phượng… Thiết kế này không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn có tác dụng dẫn nhiệt từ bên trong ra.Sau lớp vò ngoài là thân lò. Cấu trúc này cũng là một hình bán cầu đặc được gắn ở giữa. Lớp vỏ thân lò gồm 2 lớp vòng đồng tâm gắn bởi 3 trục quay vuông góc với nhau.Các trục này giúp cho các lớp vòng đồng tâm không bị chạm vào nhau và lớp thân lò bên trong có thể quay tự do dù người dùng cầm theo hướng nào cũng luôn nằm ngang.Khi sử dụng, người ta sẽ cho than nóng hoặc trầm vào thân lò hình bán cầu. Do có thiết kế chống trọng lực nên dù người dùng có cầm nó đặt vào trong chăn thì than cũng không bị rơi ra bên ngoài.Nhờ vậy, lò sưởi ấm nóng cả đêm giúp người dùng có một giấc ngủ ấm áp, dễ chịu vào những ngày lạnh giá.Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Vào năm 1987, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tiến hành cuộc khai quật tại cung điện ngầm dưới chân chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây. Theo đó, họ tìm thấy nhiều cổ vật như đồ gốm, đồ tạo tác bằng vàng, bạc, 2 lư hương kiêm lò sưởi hơn 2.000 tuổi được giới chuyên gia chú ý nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, chiếc lò sưởi có hình cầu và làm bằng bạc. Nó được thiết kế bên trong vô cùng đặc biệt. Một trong số chiếc lư hương kiêm lò sưởi có đường kính 128 mm.
Các chuyên gia xác định đây là lư hương kiêm lò sưởi bằng bạc lớn nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc.
Sau khi được đưa tới phòng triển lãm của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, các chuyên gia đặt tên cho bảo vật này là "Lư hương Bị Trung". Khi kiểm tra tỉ mỉ nó, họ phát hiện bí mật về việc người xưa làm thế nào để lò sưởi ấm nóng cả đêm.
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia cho thấy chiếc lò sưởi có niên đại khoảng 2.100 tuổi, tức có từ thời Tây Hán. Người xưa sử dụng nó để xông trầm cũng như dùng làm lò sưởi ủ ấm trong chăn.
Lò sưởi được thiết kế với 2 nửa bán cầu rỗng ghép lại một hình cầu hoàn chỉnh. Bề ngoài của nó được các nghệ nhân chạm nổi hoa văn mây, rồng, phượng… Thiết kế này không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn có tác dụng dẫn nhiệt từ bên trong ra.
Sau lớp vò ngoài là thân lò. Cấu trúc này cũng là một hình bán cầu đặc được gắn ở giữa. Lớp vỏ thân lò gồm 2 lớp vòng đồng tâm gắn bởi 3 trục quay vuông góc với nhau.
Các trục này giúp cho các lớp vòng đồng tâm không bị chạm vào nhau và lớp thân lò bên trong có thể quay tự do dù người dùng cầm theo hướng nào cũng luôn nằm ngang.
Khi sử dụng, người ta sẽ cho than nóng hoặc trầm vào thân lò hình bán cầu. Do có thiết kế chống trọng lực nên dù người dùng có cầm nó đặt vào trong chăn thì than cũng không bị rơi ra bên ngoài.
Nhờ vậy, lò sưởi ấm nóng cả đêm giúp người dùng có một giấc ngủ ấm áp, dễ chịu vào những ngày lạnh giá.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.