Sinh ra ở thị trấn Hostinné của Séc vào năm 1890, Victor Lustig là một trong những kẻ lừa đảo khét tiếng thế giới. Khác với nhiều kẻ lừa đảo trong giới nghệ thuật thời đó, gã cả gan rao bán tháp Eiffel không chỉ 1 lần mà tới 2 lần. Ảnh: Jeff Maysh.Ban đầu, Victor (ở giữa ảnh) dùng nhiều thủ đoạn, chiêu trò để lừa bán các sản phẩm "ảo" cho những khách hàng với số tiền hàng chục cho tới hàng trăm ngàn USD. Theo đó, gã bị cảnh sát bắt giữ hơn 40 lần trên khắp các tiểu bang Mỹ và nhiều quốc gia khác nhau. Ảnh: Mental Floss.Sau khi ra tù, Victor ngày càng thực hiện những phi vụ lừa đảo lớn hơn. Trong đó, gã nổi tiếng với "thương vụ" rao bán tháp Eiffel - biểu tượng nổi tiếng của thủ đô Paris cũng như nước Pháp. Ảnh: AP.Trong thời gian ở Pháp, Victor đóng giả là một quan chức và tìm kiếm những người thu mua sắt thép lớn nhất ở Paris để nói về kế hoạch phá bỏ tháp Eiffel. Ảnh: Mental Floss.Victor lừa mọi người rằng, chính phủ Pháp đã quyết định phá bỏ tháp Eiffel và 7.000 tấn phế liệu từ đây sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Cuối cùng, Andre Poisson đã chi tới 70.000 USD để "lót tay" cho Victor để mua lại tháp Eiffel. Ảnh: bestfranceforever.Sau khi có được tiền, Victor liền bỏ trốn khỏi Pháp. Khi Poisson biết bản thân bị lừa một số tiền lớn thì Victor đã bỏ trốn từ lâu. Ảnh: cultea.Do nạn nhân không trình báo về vụ lừa đảo này nên gã tin rằng đã an toàn nên quay trở lại Pháp thực hiện chiêu trò lừa đảo bán tháp Eiffel một lần nữa. Ảnh: elretohistorico.Tuy nhiên, lần này mọi chuyện không diễn ra theo kế hoạch của Victor khi nạn nhân đã đến trình báo với cảnh sát về việc bị lừa mua phế liệu từ tháp Eiffel. Dù vậy, gã vẫn kịp thời trốn thoát. Ảnh: CC Licenses.Sau một thời gian lẩn trốn ở Mỹ và tiếp tục "hành nghề" lừa đảo, Victor bị bắt năm 1935. Kết thúc phiên tòa, gã nhận bản án 20 năm tù giam ở nhà tù Alcatraz. Ảnh: unjourdeplusaparis.Đến năm 1947, gã siêu lừa Victor chết vì bệnh viêm phổi. Trong giấy chứng tử của Victor có ghi nghề nghiệp là "nhân viên bán hàng". Ảnh: theuijunkie.Mời độc giả xem video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.
Sinh ra ở thị trấn Hostinné của Séc vào năm 1890, Victor Lustig là một trong những kẻ lừa đảo khét tiếng thế giới. Khác với nhiều kẻ lừa đảo trong giới nghệ thuật thời đó, gã cả gan rao bán tháp Eiffel không chỉ 1 lần mà tới 2 lần. Ảnh: Jeff Maysh.
Ban đầu, Victor (ở giữa ảnh) dùng nhiều thủ đoạn, chiêu trò để lừa bán các sản phẩm "ảo" cho những khách hàng với số tiền hàng chục cho tới hàng trăm ngàn USD. Theo đó, gã bị cảnh sát bắt giữ hơn 40 lần trên khắp các tiểu bang Mỹ và nhiều quốc gia khác nhau. Ảnh: Mental Floss.
Sau khi ra tù, Victor ngày càng thực hiện những phi vụ lừa đảo lớn hơn. Trong đó, gã nổi tiếng với "thương vụ" rao bán tháp Eiffel - biểu tượng nổi tiếng của thủ đô Paris cũng như nước Pháp. Ảnh: AP.
Trong thời gian ở Pháp, Victor đóng giả là một quan chức và tìm kiếm những người thu mua sắt thép lớn nhất ở Paris để nói về kế hoạch phá bỏ tháp Eiffel. Ảnh: Mental Floss.
Victor lừa mọi người rằng, chính phủ Pháp đã quyết định phá bỏ tháp Eiffel và 7.000 tấn phế liệu từ đây sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Cuối cùng, Andre Poisson đã chi tới 70.000 USD để "lót tay" cho Victor để mua lại tháp Eiffel. Ảnh: bestfranceforever.
Sau khi có được tiền, Victor liền bỏ trốn khỏi Pháp. Khi Poisson biết bản thân bị lừa một số tiền lớn thì Victor đã bỏ trốn từ lâu. Ảnh: cultea.
Do nạn nhân không trình báo về vụ lừa đảo này nên gã tin rằng đã an toàn nên quay trở lại Pháp thực hiện chiêu trò lừa đảo bán tháp Eiffel một lần nữa. Ảnh: elretohistorico.
Tuy nhiên, lần này mọi chuyện không diễn ra theo kế hoạch của Victor khi nạn nhân đã đến trình báo với cảnh sát về việc bị lừa mua phế liệu từ tháp Eiffel. Dù vậy, gã vẫn kịp thời trốn thoát. Ảnh: CC Licenses.
Sau một thời gian lẩn trốn ở Mỹ và tiếp tục "hành nghề" lừa đảo, Victor bị bắt năm 1935. Kết thúc phiên tòa, gã nhận bản án 20 năm tù giam ở nhà tù Alcatraz. Ảnh: unjourdeplusaparis.
Đến năm 1947, gã siêu lừa Victor chết vì bệnh viêm phổi. Trong giấy chứng tử của Victor có ghi nghề nghiệp là "nhân viên bán hàng". Ảnh: theuijunkie.
Mời độc giả xem video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.