Mùa đông năm 1958, Càn Lăng, lăng mộ chôn cất Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên tình cờ được một số nông dân tìm thấy khi cho nổ đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Ngày nay, Càn Lăng là một trong 3 lăng mộ bí ẩn chưa được cấp phép khai quật ở Trung Quốc. Nhưng nhờ phát hiện này mà một loạt các lăng mộ của thành viên hoàng tộc và quý tộc thời nhà Đường được các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật trong khu vực.Một trong số này phải kể đến lăng mộ công chúa Vĩnh Thái, tên thật là Lý Tiên Huệ (685 – 701), con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu, cháu gái Võ Tắc Thiên.Lăng mộ từng bị những kẻ trộm mộ ghé thăm, vốn là chuyện rất thường xuyên xảy ra ở những lăng mộ hoàng đế và hoàng thân quốc thích. Nhưng điều khiến các nhà khảo cổ sửng sốt là hài cốt của một kẻ trộm mộ nằm ngay ở lối vào. Bên cạnh hài cốt là vàng bạc, ngọc bích và các đồ tùy táng vương vãi khắp nơi.Người đàn ông chết trong lăng mộ được coi là kẻ trộm mộ xui xẻo nhất lịch sử Trung Hoa. Hắn ta cùng đồng bọn vơ vét của cải bên trong, nhưng cuối cùng không được giàu sang phú quý, lại phải chôn xác trong lăng mộ suốt ngàn năm.Sau khi giám định hài cốt, các nhà khảo cổ Trung Quốc xác định người đàn ông này không sống cùng thời với công chúa Vĩnh Thái, mà là người sống ở cuối thời Ngũ đại Thập Quốc, đầu thời Tống, cách khoảng 200-300 năm.Người đàn ông này chết ở độ tuổi khoảng 25, cái chết hết sức bi thảm. Các nhà khảo cổ đưa ra hai giả thuyết về cái chết này. Một là người đàn ông có thể đã bị đồng bọn sát hại sau khi vơ vét của cải trong lăng mộ công chúa Vĩnh Thái. Bằng chứng là chiếc rìu bỏ lại bên cạnh hài cốt.Đây cũng là lý do ở thời phong kiến Trung Quốc, những kẻ trộm mộ thường là thành viên trong cùng gia đình, gần gũi nhất là cha con. Bởi nếu không có quan hệ máu mủ, những bi kịch như sát hại lẫn nhau để tranh giành của cải rất dễ xảy ra.Giả thuyết thứ hai là việc kẻ trộm mộ này hành động một mình, khi vào bên trong lăng mộ không biết rằng có người đã nhìn thấy, dẫn đến việc bị người dân đem lấp đất, khóa chặt lối ra vào. Kết quả là kẻ trộm chết ngạt bên trong lăng mộ.Dù kịch bản nào thì kẻ trộm mộ này cũng đã mắc kẹt trong lăng mộ suốt hơn 1.000 năm, đến khi các nhà khảo cổ Trung Quốc mở lối vào bên trong năm 1960.Thông qua giám định, các nhà khảo cổ khẳng định không có bất cứ một kẻ trộm mộ nào mò vào lăng mộ công chúa Vĩnh Thái sau kẻ trộm xấu số trên.Những kẻ trộm mộ thường hành động một cách bí mật, không kể cho người thân nên cũng không ai biết vị trí cụ thể để tới giải cứu.Dựa vào khung cảnh hiện trường, người đời sau có thể phán đoán rằng kẻ trộm mộ đã phải trải qua một khoảng thời gian rất đau khổ trước khi chết. Những tưởng kẻ trộm có thể tận hưởng cuộc sống giàu sang, nhưng không may mắc kẹt lại mãi mãi.
Mùa đông năm 1958, Càn Lăng, lăng mộ chôn cất Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên tình cờ được một số nông dân tìm thấy khi cho nổ đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Ngày nay, Càn Lăng là một trong 3 lăng mộ bí ẩn chưa được cấp phép khai quật ở Trung Quốc. Nhưng nhờ phát hiện này mà một loạt các lăng mộ của thành viên hoàng tộc và quý tộc thời nhà Đường được các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật trong khu vực.
Một trong số này phải kể đến lăng mộ công chúa Vĩnh Thái, tên thật là Lý Tiên Huệ (685 – 701), con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu, cháu gái Võ Tắc Thiên.
Lăng mộ từng bị những kẻ trộm mộ ghé thăm, vốn là chuyện rất thường xuyên xảy ra ở những lăng mộ hoàng đế và hoàng thân quốc thích. Nhưng điều khiến các nhà khảo cổ sửng sốt là hài cốt của một kẻ trộm mộ nằm ngay ở lối vào. Bên cạnh hài cốt là vàng bạc, ngọc bích và các đồ tùy táng vương vãi khắp nơi.
Người đàn ông chết trong lăng mộ được coi là kẻ trộm mộ xui xẻo nhất lịch sử Trung Hoa. Hắn ta cùng đồng bọn vơ vét của cải bên trong, nhưng cuối cùng không được giàu sang phú quý, lại phải chôn xác trong lăng mộ suốt ngàn năm.
Sau khi giám định hài cốt, các nhà khảo cổ Trung Quốc xác định người đàn ông này không sống cùng thời với công chúa Vĩnh Thái, mà là người sống ở cuối thời Ngũ đại Thập Quốc, đầu thời Tống, cách khoảng 200-300 năm.
Người đàn ông này chết ở độ tuổi khoảng 25, cái chết hết sức bi thảm. Các nhà khảo cổ đưa ra hai giả thuyết về cái chết này. Một là người đàn ông có thể đã bị đồng bọn sát hại sau khi vơ vét của cải trong lăng mộ công chúa Vĩnh Thái. Bằng chứng là chiếc rìu bỏ lại bên cạnh hài cốt.
Đây cũng là lý do ở thời phong kiến Trung Quốc, những kẻ trộm mộ thường là thành viên trong cùng gia đình, gần gũi nhất là cha con. Bởi nếu không có quan hệ máu mủ, những bi kịch như sát hại lẫn nhau để tranh giành của cải rất dễ xảy ra.
Giả thuyết thứ hai là việc kẻ trộm mộ này hành động một mình, khi vào bên trong lăng mộ không biết rằng có người đã nhìn thấy, dẫn đến việc bị người dân đem lấp đất, khóa chặt lối ra vào. Kết quả là kẻ trộm chết ngạt bên trong lăng mộ.
Dù kịch bản nào thì kẻ trộm mộ này cũng đã mắc kẹt trong lăng mộ suốt hơn 1.000 năm, đến khi các nhà khảo cổ Trung Quốc mở lối vào bên trong năm 1960.
Thông qua giám định, các nhà khảo cổ khẳng định không có bất cứ một kẻ trộm mộ nào mò vào lăng mộ công chúa Vĩnh Thái sau kẻ trộm xấu số trên.
Những kẻ trộm mộ thường hành động một cách bí mật, không kể cho người thân nên cũng không ai biết vị trí cụ thể để tới giải cứu.
Dựa vào khung cảnh hiện trường, người đời sau có thể phán đoán rằng kẻ trộm mộ đã phải trải qua một khoảng thời gian rất đau khổ trước khi chết. Những tưởng kẻ trộm có thể tận hưởng cuộc sống giàu sang, nhưng không may mắc kẹt lại mãi mãi.