Vừa qua, Unesco đã công nhận Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc… là một di sản văn hoá và cần được bảo tồn.Để hành đàn trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì việc mở phủ là một nghi lễ rất quan trọng. Đây là nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ.Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm và đã có thời kỳ ngót gần nửa thế kỷ chìm đắm trong sự dè bỉu của xã hội, xem đây là mê tín dị đoan.Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đông, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ 1,2,3,4 và quan lớn đệ 5.Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ nhập vào ông đồng hay bà đồng (gọi là giáng đồng) để làm việc quan, thể hiện ở chỗ các ông đồng, bà đồng làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát văn và nhạc cung văn.Nghi lễ hầu đồng thường ở các đền, phủ diễn ra trong nhiều dịp trong một năm. Ngoài ra, trong một năm thường có hai lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8 (ngày giỗ cha và giỗ mẹ).Về nghi thức, trước khi hầu thanh đồng thường phải thông qua người chủ Đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh với đồ lễ dâng lên gồm: quần áo, tiền lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh… để cúng các vong, hồn không có người thừa nhận, không có người hương khói.Trong buổi trình đồng các thanh đồng đều có người trực tiếp giúp việc gọi là hầu dâng. Người hầu dâng sẽ giúp thanh đồng các công việc như thắp hương, dâng các đồ trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng...Một người muốn mở phủ ra hầu thánh bắt buộc phải có thanh đồng cũ làm lễ. Trong ảnh: Nghi thức làm lễ cho thanh đồng mới ra mở phủ.Trong hầu đồng, các vị thánh nhập hồn bao giờ cũng là các vị Thánh làm điều tốt lành chuyên phù hộ cho các thanh đồng, con nhang để tử khoẻ mạnh, làm ăn tốt lành… Bởi lẽ các vị Thánh đó lúc sinh thời đều là những người tài giỏi, đạo cao, đức trọng và có vị trí cao trong xã hội đã từng có công với nước, với dân.
Vừa qua, Unesco đã công nhận Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc… là một di sản văn hoá và cần được bảo tồn.
Để hành đàn trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì việc mở phủ là một nghi lễ rất quan trọng. Đây là nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ.
Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm và đã có thời kỳ ngót gần nửa thế kỷ chìm đắm trong sự dè bỉu của xã hội, xem đây là mê tín dị đoan.
Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đông, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ 1,2,3,4 và quan lớn đệ 5.
Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ nhập vào ông đồng hay bà đồng (gọi là giáng đồng) để làm việc quan, thể hiện ở chỗ các ông đồng, bà đồng làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát văn và nhạc cung văn.
Nghi lễ hầu đồng thường ở các đền, phủ diễn ra trong nhiều dịp trong một năm. Ngoài ra, trong một năm thường có hai lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8 (ngày giỗ cha và giỗ mẹ).
Về nghi thức, trước khi hầu thanh đồng thường phải thông qua người chủ Đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh với đồ lễ dâng lên gồm: quần áo, tiền lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh… để cúng các vong, hồn không có người thừa nhận, không có người hương khói.
Trong buổi trình đồng các thanh đồng đều có người trực tiếp giúp việc gọi là hầu dâng. Người hầu dâng sẽ giúp thanh đồng các công việc như thắp hương, dâng các đồ trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng...
Một người muốn mở phủ ra hầu thánh bắt buộc phải có thanh đồng cũ làm lễ. Trong ảnh: Nghi thức làm lễ cho thanh đồng mới ra mở phủ.
Trong hầu đồng, các vị thánh nhập hồn bao giờ cũng là các vị Thánh làm điều tốt lành chuyên phù hộ cho các thanh đồng, con nhang để tử khoẻ mạnh, làm ăn tốt lành… Bởi lẽ các vị Thánh đó lúc sinh thời đều là những người tài giỏi, đạo cao, đức trọng và có vị trí cao trong xã hội đã từng có công với nước, với dân.