Ba vị Hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long đã khai sinh ra thời kỳ "Khang Càn thịnh thế" trong lịch sử nhà Thanh, để lại dấu ấn cực kỳ nổi bật trong lịch sử Trung Quốc. Khác với Khang Hi và Ung Chính cần cù, nghiêm túc trị nước, Hoàng đế Càn Long lại tự xưng là "Thập toàn lão nhân" (người hoàn hảo). Ông thích viết thơ, đam mê Nam tuần (du lịch về vùng Giang Nam), lại càng thích tổ chức các bữa tiệc lớn.
Ảnh minh họa.
Càn Long từng tổ chức "Thiên tẩu yến" ở Càn Thanh cung nhân dịp cháu thế hệ thứ 5 ra đời, mời hơn 3.000 cụ ông từ khắp nơi đến tham gia. Càn Long muốn dùng hoạt động này để phát huy đức tính truyền thống kính già yêu trẻ. Thế nhưng một điều lạ là người già đến tham gia "Thiên tẩu yến" sau khi về nhà lại lần lượt qua đời. Rốt cuộc họ đã ăn món gì?
Năm 1735, sau khi Ung Chính băng hà, Hoằng Lịch kế vị, sử gọi là Hoàng đế Càn Long. Nhờ vào sự phát triển của nhà Thanh lúc bấy giờ và quốc khố đủ đầy, Hoàng đế Càn Long “muốn gió được gió, hô mưa được mưa”, cuộc sống tự do tự tại, thực hiện nhiều chuyến Nam tuần xa xỉ, tổ chức yến tiệc triền miên. Tuy nhiên, hậu thế không thể không công nhận tài trị vì của ông, giúp nhà Thanh ngày càng phát triển. Bởi thế Càn Long mới được xem là vị Hoàng đế “vừa biết trị nước vừa biết hưởng thụ”.
Càn Long còn cho ông lão 90 tuổi đến ngự tiền, đích thân kính rượu, sau đó lại để cho hoàng tử, hoàng tôn lần lượt kính rượu, thể hiện đức hạnh kính già yêu trả của hoàng thất.
Nghe nói lúc ấy còn có một cụ ông tên là Quách Chung Nhạc, 141 tuổi, có thể xem là người sống thọ nhất lúc bấy giờ. Càn Long nhất thời cao hứng, tự làm một câu đối tặng cụ ông, ngụ ý nói về sư trường thọ.
Có thể thấy Càn Long rất tôn trọng những người già này, nhưng tại sao họ lại lần lượt qua đời sau khi dự "Thiên tẩu yến"?
Thứ nhất, những người già tham dự "Thiên tẩu yến" đến từ khắp nơi, và giao thông vào thời đó không thuận tiện như hiện nay. Họ trải qua thời gian dài mệt nhọc, vội vàng tới kinh thành, đến hoàng cung thì thân thể tương đối mệt mỏi, dù sao người già đi đường dài cũng là một loại cực hình.
Thứ hai, Hoàng đế Càn Long rất coi trọng nghi thức quân-thần. Khi bắt đầu thọ yến, người già phải quỳ lạy 3 lần với Hoàng đế. Động tác này cũng không phải đơn giản đối với người già sức khỏe yếu kém, xương cốt không còn như xưa. Sau đó Càn Long mới cho họ bắt đầu nhập tiệc. Chưa kể lúc đó hoàng cung phải phục vụ cho 800 bàn, hơn 3.000 người. Đầu bếp hoàng cung không có khả năng làm ra nhiều thức ăn như vậy.
Bởi vậy món ăn trên bàn có thể được làm trước một thời gian, thậm chí có một số cũng đã bắt đầu hỏng. Người già tham gia "Thiên tẩu yến" của hoàng cung, cũng là cơ hội ngàn năm có một, nên cố gắng ăn nhiều “cao lương mỹ vị” trên bàn hết sức có thể.
Ăn quá nhiều, cộng thêm đồ ăn nguội lạnh sau hàng loạt nghi thức trước khi nhập tiệc, người cao tuổi ăn vào đương nhiên không tốt cho dạ dày. Đó là còn chưa kể sau khi tan tiệc ăn uống no đủ, họ còn lập tức lên xe ngựa trở về. Tất cả những yếu tố này đã khiến hơn phân nửa người già tham gia yến tiệc đổ bệnh qua đời.
Vậy người bấy giờ có dám đổ lỗi cho Càn Long hay không?
Câu trả lời đó là có muốn cũng không dám. Vì Càn Long là Hoàng đế, nắm quyền sinh sát trong tay.
Hơn nữa, đây là sự cố ngoài ý muốn, nguyên nhân chủ quan chính là do người già cố sức ăn nhiều, cộng thêm đi đường dài trong tình trạng sức khỏe yếu ớt.
Thêm một yếu tố nữa, họ đều ở tuổi gần đất xa trời, nên dù có qua đời cũng là chuyện sớm muộn trong mắt người thân gia đình. Cho nên hầu như không ai nghĩ đến nguyên nhân vì ăn tiệc của Càn Long nên mới ra đi.