Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách.Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.Tương truyền, vua giao cho Thượng thư bộ Binh Phạm Như Đăng, đại thần Tống Phúc Lương và Lê Duy Thanh – con trai nhà bác học Lê Quý Đôn lo tìm huyệt địa. Duy Thanh đã chọn được một thế đất ưng ý và tâu vua. Tuy nhiên, là một người rất kỹ tính, sau đến nơi xem xét, vua Gia Long không đồng ý.Sau đó, Lê Duy Thanh đề xuất khu vực Thiên Thọ Sơn (vị trí lăng ngày nay), nơi có 42 ngọn núi lớn nhỏ. Khi đến xem, vua nghiêm giọng nói: “Nơi đây thật chính là nơi thích hợp cho một lăng. Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chỗ này để chôn cho nhà ngươi phải không?". Thanh quỳ xuống van xin, vua mới tha tội.Trước khi khởi công lăng, vua Gia Long lại sai hoàng tử thứ tư – một người am hiểu về Dịch học – thực hiện một quẻ bói. Được quẻ Lôi Địa Dự, quẻ mà cổ nhân chú giải rằng Đại Cát Hanh - nghĩa là rất tốt và hanh thông. Đến đây vua không còn phải lăn tăn về quyết định của mình.Vua Gia Long muốn xây theo lối Hiệp lăng (quần thể lăng mộ) nên trong khu vực đã chọn, ngoài tìm kiếm huyệt táng cho chính mình, ông lại cho tìm kiếm phúc địa để táng những họ hàng khác. Có vị trí quan trọng nhất trong số đó là lăng Thoại Thánh - nơi an táng mẹ ông.Khi xây lăng Thoại Thánh, nhiều sự lạ đã xảy ra. Đầu tiên, lúc đặt địa bàn xuống để định phương hướng thì địa bàn vỡ. Cho rằng thần núi ngăn cản, vua lớn tiếng than: “Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữ không cho trẫm chôn mẫu hậu?”. Rồi vua bảo các quan đặt lễ cúng thần và tiến hành xây lăng.Chuyện tiếp theo là khi lăng được xây dựng, một lần vua lên quan sát tiến độ thì một trận cuồng phong nổi lên. Cái rạp có vua và các quan đứng bị sập, vua bị một thanh gỗ đè ở chân, trán bị chảy máu. Hai hoàng tử Tân và Phổ cùng một số người khác bị thương nặng.Có người tâu vua Gia Long trừng trị viên đốc công phụ trách dựng rạp. Nhưng nhà vua không hề trách giận mà bình thản trả lời “Làm sao mà chống nổi với bão tố” rồi tha tội cho viên đốc công.Một chuyện khác là trong lúc xây lăng Thoại Thánh, khi đào huyệt thấy đất dưới huyệt có 5 màu khác nhau. Cho là điềm lành, các quan đều chúc tụng, riêng Nguyễn Văn Thành chỉ đứng yên lặng. Vua hỏi vì sao thì Thành đáp: “Việc ấy chẳng có gì lạ. Huyệt chôn thân mẫu của hạ thần đất cũng có năm màu như thế”.Thành nói tiếp: “Tại châu Ê có một huyệt rất tốt”. Có người hỏi: “Thế sao ông không tâu để hoàng đế biết?” Thành đáp: “Chỗ đất thì tốt nhưng không nên chôn vì quan tài đặt vào đó có thể bị sét đánh”. Dường như, câu trả lời thẳng tuột đã khiến vua bất bình... (Bài có sử dụng tư liệu từ cuốn "Kể chuyện các vua Nguyễn"/Tôn Thất Bình).Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách.
Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.
Tương truyền, vua giao cho Thượng thư bộ Binh Phạm Như Đăng, đại thần Tống Phúc Lương và Lê Duy Thanh – con trai nhà bác học Lê Quý Đôn lo tìm huyệt địa. Duy Thanh đã chọn được một thế đất ưng ý và tâu vua. Tuy nhiên, là một người rất kỹ tính, sau đến nơi xem xét, vua Gia Long không đồng ý.
Sau đó, Lê Duy Thanh đề xuất khu vực Thiên Thọ Sơn (vị trí lăng ngày nay), nơi có 42 ngọn núi lớn nhỏ. Khi đến xem, vua nghiêm giọng nói: “Nơi đây thật chính là nơi thích hợp cho một lăng. Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chỗ này để chôn cho nhà ngươi phải không?". Thanh quỳ xuống van xin, vua mới tha tội.
Trước khi khởi công lăng, vua Gia Long lại sai hoàng tử thứ tư – một người am hiểu về Dịch học – thực hiện một quẻ bói. Được quẻ Lôi Địa Dự, quẻ mà cổ nhân chú giải rằng Đại Cát Hanh - nghĩa là rất tốt và hanh thông. Đến đây vua không còn phải lăn tăn về quyết định của mình.
Vua Gia Long muốn xây theo lối Hiệp lăng (quần thể lăng mộ) nên trong khu vực đã chọn, ngoài tìm kiếm huyệt táng cho chính mình, ông lại cho tìm kiếm phúc địa để táng những họ hàng khác. Có vị trí quan trọng nhất trong số đó là lăng Thoại Thánh - nơi an táng mẹ ông.
Khi xây lăng Thoại Thánh, nhiều sự lạ đã xảy ra. Đầu tiên, lúc đặt địa bàn xuống để định phương hướng thì địa bàn vỡ. Cho rằng thần núi ngăn cản, vua lớn tiếng than: “Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữ không cho trẫm chôn mẫu hậu?”. Rồi vua bảo các quan đặt lễ cúng thần và tiến hành xây lăng.
Chuyện tiếp theo là khi lăng được xây dựng, một lần vua lên quan sát tiến độ thì một trận cuồng phong nổi lên. Cái rạp có vua và các quan đứng bị sập, vua bị một thanh gỗ đè ở chân, trán bị chảy máu. Hai hoàng tử Tân và Phổ cùng một số người khác bị thương nặng.
Có người tâu vua Gia Long trừng trị viên đốc công phụ trách dựng rạp. Nhưng nhà vua không hề trách giận mà bình thản trả lời “Làm sao mà chống nổi với bão tố” rồi tha tội cho viên đốc công.
Một chuyện khác là trong lúc xây lăng Thoại Thánh, khi đào huyệt thấy đất dưới huyệt có 5 màu khác nhau. Cho là điềm lành, các quan đều chúc tụng, riêng Nguyễn Văn Thành chỉ đứng yên lặng. Vua hỏi vì sao thì Thành đáp: “Việc ấy chẳng có gì lạ. Huyệt chôn thân mẫu của hạ thần đất cũng có năm màu như thế”.
Thành nói tiếp: “Tại châu Ê có một huyệt rất tốt”. Có người hỏi: “Thế sao ông không tâu để hoàng đế biết?” Thành đáp: “Chỗ đất thì tốt nhưng không nên chôn vì quan tài đặt vào đó có thể bị sét đánh”. Dường như, câu trả lời thẳng tuột đã khiến vua bất bình... (Bài có sử dụng tư liệu từ cuốn "Kể chuyện các vua Nguyễn"/Tôn Thất Bình).
Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.