Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn là nhà chinh phục xuất chúng với khả năng lãnh đạo vượt trội giúp lãnh thổ Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu.Nhà cầm quân Mông Cổ có nhiều chiến thuật giúp quân đội của mình trở nên hùng mạnh, đánh bại nhiều kẻ thù nguy hiểm trong các cuộc chiến cam go.Một trong những chiến thuật nổi tiếng nhất của nhà cầm quân Thành Cát Tư Hãn là cho quân đội Mông Cổ cướp phá trên đường đi để bổ sung lương thảo cho mỗi chiến dịch quân sự. Theo đó, mỗi vùng đất mà vó ngựa Mông Cổ đi qua đều trở nên tiêu điều, kiệt quệ.Nhờ việc cướp bóc, quân đội Mông Cổ có thêm lượng lớn lương thực, thực phẩm đảm bảo sức chiến đấu của quân sĩ trong suốt một thời gian dài sau đó.Trong Thế chiến 2, quân đội Nhật Bản cũng gặp khó khăn trong vấn đề lương thực khi tiến đến vùng đất Imphal của Ấn Độ. Vì vậy, Nhật Bản quyết định học theo kế sách được Thành Cát Tư Hãn sử dụng vô cùng hiệu quả.Vì vậy, quân sĩ Nhật Bản tiến hành cướp bóc, vơ vét lương thực, thực phẩm của dân chúng trên đường hành quân. Sau đó, họ sử dụng ngựa, voi để vận chuyển lương thực đến điểm đóng quân. Tuy nhiên, khi mới đi nửa đường, đội quân phụ trách vận chuyển lương thực trên của Nhật Bản bị lực lượng Anh phát hiện. Vì vậy, Anh cho nhiều máy bay ném bom tấn công quân địch. Kết quả là âm thanh lớn do bom nổ khiến ngựa, voi hoảng sợ và bỏ chạy khắp nơi. Vì vậy, toàn bộ số lương thực, thực phẩm mà Nhật Bản cướp bóc được bị mất gần như toàn bộ.Do thiếu lương thực nên 5 vạn binh sĩ Nhật Bản chết đói. 10 vạn binh sĩ còn lại tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Thế nhưng, cuối cùng Nhật Bản tiếp tục tổn thất thêm 3 vạn binh lính do không thích nghi được với khí hậu bản địa. Với những điều trên, chiến dịch quân sự ở Ấn Độ của Nhật Bản tổn thất to lớn nên buộc phải rút binh về nước để tránh thiệt hại lớn hơn. Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.
Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn là nhà chinh phục xuất chúng với khả năng lãnh đạo vượt trội giúp lãnh thổ Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu.
Nhà cầm quân Mông Cổ có nhiều chiến thuật giúp quân đội của mình trở nên hùng mạnh, đánh bại nhiều kẻ thù nguy hiểm trong các cuộc chiến cam go.
Một trong những chiến thuật nổi tiếng nhất của nhà cầm quân Thành Cát Tư Hãn là cho quân đội Mông Cổ cướp phá trên đường đi để bổ sung lương thảo cho mỗi chiến dịch quân sự. Theo đó, mỗi vùng đất mà vó ngựa Mông Cổ đi qua đều trở nên tiêu điều, kiệt quệ.
Nhờ việc cướp bóc, quân đội Mông Cổ có thêm lượng lớn lương thực, thực phẩm đảm bảo sức chiến đấu của quân sĩ trong suốt một thời gian dài sau đó.
Trong Thế chiến 2, quân đội Nhật Bản cũng gặp khó khăn trong vấn đề lương thực khi tiến đến vùng đất Imphal của Ấn Độ. Vì vậy, Nhật Bản quyết định học theo kế sách được Thành Cát Tư Hãn sử dụng vô cùng hiệu quả.
Vì vậy, quân sĩ Nhật Bản tiến hành cướp bóc, vơ vét lương thực, thực phẩm của dân chúng trên đường hành quân. Sau đó, họ sử dụng ngựa, voi để vận chuyển lương thực đến điểm đóng quân. Tuy nhiên, khi mới đi nửa đường, đội quân phụ trách vận chuyển lương thực trên của Nhật Bản bị lực lượng Anh phát hiện. Vì vậy, Anh cho nhiều máy bay ném bom tấn công quân địch. Kết quả là âm thanh lớn do bom nổ khiến ngựa, voi hoảng sợ và bỏ chạy khắp nơi. Vì vậy, toàn bộ số lương thực, thực phẩm mà Nhật Bản cướp bóc được bị mất gần như toàn bộ.
Do thiếu lương thực nên 5 vạn binh sĩ Nhật Bản chết đói. 10 vạn binh sĩ còn lại tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Thế nhưng, cuối cùng Nhật Bản tiếp tục tổn thất thêm 3 vạn binh lính do không thích nghi được với khí hậu bản địa. Với những điều trên, chiến dịch quân sự ở Ấn Độ của Nhật Bản tổn thất to lớn nên buộc phải rút binh về nước để tránh thiệt hại lớn hơn.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.