Trong thời kỳ phong kiến xưa, những nữ nhân nhập cung gần như đều có khao khát trở thành sủng phi của Hoàng đế. Tuy nhiên, có mấy ai có thể may mắn như thế. Nhưng dù có thể trở thành phi tần được Hoàng đế sủng ái thì không phải lúc nào cũng có kết cục viên mãn.
Trong số đó, có Hoàng hậu Trần Kim Phượng của Hoàng đế nước Mân, thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Bà được Hoàng đế sủng ái nhưng cuối cùng phải đối mặt với những bi thảm.
Trần Kim Phượng quê ở Phúc Kiến, vốn là một phi tần của Vương Thẩm Tri (sau được tuy tôn là Mân Thái Tổ), nhưng sau đó bà lại trở thành Thục phi của Mân Huệ Tông Vương Diên Quân (con trai của Vương Thẩm Tri) và cuối cùng được lập làm Hoàng hậu.
Người dân Phúc Kiến gọi bà là "Vạn An nương nương", bà có tài làm thơ và thành thạo ca vũ, hiện vẫn còn lưu truyền 2 tác phẩm của bà.
Hoàn cảnh xuất thân của Trần Kim Phượng rất ly kỳ. Quan sát sứ Phúc Kiến vào thời điểm đó là Trần Nham, ông là người khẳng khái, địa vị cao nhưng lại có một điểm mà người xưa cho là quái gở: Thích đàn ông.
Trần Nham rất thích Hầu Nham, một vị quan dưới trướng của Trần Nham. Vì vậy ông đã lạnh nhạt với chính thất Lục thị. Lục thị cũng chẳng phải người phụ nữ cam chịu, bà lên kế hoạch quyến rũ Hầu Nham và kết cục đã sinh ra Trần Kim Phượng.
Trần Kim Phượng 17 tuổi đã có vóc dáng yêu kiều, lại hát hay múa giỏi, có thể nói là tài mạo song toàn. Bà không phải là mỹ nữ quốc sắc thiên hương nhưng lại có một thứ mà nhiều người thời xưa không thể có, đó là làn da mịn màng và trắng như ngọc.
Lúc đó, Vương Thẩm Tri ra lệnh tuyển chọn tú nữ và Trần Kim Phượng may mắn trở thành Tài nhân của Vương Thẩm Tri. Vương Thẩm Tri vốn là Lang Nha vương, sau khi nhà Đường sụp đổ, ông được nhà Hậu Lương phong là Mân vương.
Về sau, con trai của Vương Thẩm Tri là Vương Diên Quân tự xưng Hoàng đế của nước Mân, đồng thời truy phong Vương Thẩm Tri là Mân Thái Tổ.
Vương Thẩm Tri là một minh chủ hiếm có trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, mặc dù không quá ham mê nữ giới nhưng ông vô cùng sủng ái Trần Kim Phượng. Chỉ là, khi Trần Kim Phượng vào cung, Vương Thẩm Tri đã 49 tuổi, hơn 10 năm sau thì qua đời do bệnh nặng.
Sau khi Vương Thẩm Tri mất, Trần Kim Phượng đau lòng một thời gian dài, sau đó quyết định xuất gia làm ni cô. Lúc đó, bà chỉ mới ngoài 30 tuổi, nhan sắc vẫn còn kiều diễm khiến người khác thèm muốn, trong đó có Vương Diên Quân, con trai thứ 2 của Vương Thẩm Tri.
Sau khi cha mất, Vương Diên Quân đã giành chiến thắng trong cuộc chiến quyền lực giữa các huynh đệ, tiếp nhận chức Vương của cha. Sau đó, ông luôn sống trong xa hoa phóng túng, thậm chí còn chiếm lấy sủng phi của cha là Trần Kim Phượng.
Năm 933, Vương Diên Quân tự xưng Hoàng đế nước Mân, tức Mân Huệ Tông. Năm đó Trần Kim Phượng 34 tuổi, được Mân Huệ Tông phong làm Thục phi. Sau đó, vì là nữ nhân được Vương Diên Quân sủng ái nhất, Trần Kim Phượng đã được sách lập làm Hoàng hậu, trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Có được quyền lực lẫn sự yêu thương của Hoàng đế nhưng Trần Kim Phượng không có nhiều tham vọng, điều này đã dẫn đến bi kịch về sau.
Sau khi làm Hoàng đế, Mân Huệ Tông ngày càng hoang dâm hơn trước. Ngoài Trần Kim Phượng, ông còn một sủng phi khác là Lý Thanh Yên và một nam sủng là Quy Thủ Minh. Sau tháng ngày phong lưu quá mức, Mân Huệ Tông đã đổ bệnh, bị liệt nửa người, đầu óc lúc tỉnh lúc mê.
Trước tình trạng nguy kịch của Mân Huệ Tông, những người xung quanh ông đều có những tâm tư riêng. Đầu tiên là Trần Kim Phượng, bà đã tư thông với Quy Thủ Minh. Sau đó, Quy Thủ Minh tiến cử Bách công viện sứ Lý Khả Ân với Trần Kim Phượng, người này nhanh chóng trở thành nhân tình của bà.
Còn sủng phi Lý Thanh Yên thì tư thông với con trai của Mân Huệ Tông là Vương Kế Bằng. Sau đó, vì muốn danh chính ngôn thuận ở bên Vương Kế Bằng, Lý Thanh Yên đã đe dọa sẽ tiết lộ mối quan hệ lén lút của Trần Kim Phượng với Quy Thủ Minh và Lý Khả Ân.
Lý Thanh Yên yêu cầu Trần Kim Phượng nói giúp với Mân Huệ Tông và cuối cùng Lý Thanh Yên cũng đã được ban hôn cho Vương Kế Bằng. Nhưng Trần Kim Phượng không thể ngờ, chính hành động đó đã đẩy bản thân vào thảm kịch diệt thân.
Trước tình trạng nguy kịch của Mân Huệ Tông, những người xung quanh ông đều có những tâm tư riêng. Đầu tiên là Trần Kim Phượng, bà đã tư thông với Quy Thủ Minh. Sau đó, Quy Thủ Minh tiến cử Bách công viện sứ Lý Khả Ân với Trần Kim Phượng, người này nhanh chóng trở thành nhân tình của bà.
Còn sủng phi Lý Thanh Yên thì tư thông với con trai của Mân Huệ Tông là Vương Kế Bằng. Sau đó, vì muốn danh chính ngôn thuận ở bên Vương Kế Bằng, Lý Thanh Yên đã đe dọa sẽ tiết lộ mối quan hệ lén lút của Trần Kim Phượng với Quy Thủ Minh và Lý Khả Ân.
Lý Thanh Yên yêu cầu Trần Kim Phượng nói giúp với Mân Huệ Tông và cuối cùng Lý Thanh Yên cũng đã được ban hôn cho Vương Kế Bằng. Nhưng Trần Kim Phượng không thể ngờ, chính hành động đó đã đẩy bản thân vào thảm kịch diệt thân.