Trong xã hội phong kiến cổ đại, rất nhiều người ghen tị với cuộc sống của Hoàng đế, không chỉ có quyền lực tối cao mà còn hưởng mọi vinh hoa phú quý vô hạn. Chính vì vậy, trong thời kỳ Tam Quốc loạn lạc đã xuất hiện cục diện quần hùng trục lộc (các anh hùng khắp nơi đều muốn trở thành vua Trung Nguyên). Tất nhiên, không chỉ trong thời loạn thế mà tại nhiều vương triều, huynh đệ hoàng tộc đều bất chấp ruột thịt mà ra tay tranh đoạt quyền lực.
Một trong những sự kiện tranh đấu quyền lực nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa là sự Biến Huyền Vũ Môn. Ở giai đoạn Nam - Bắc triều, Lưu Tống vương triều có một Hoàng đế là Lưu Tuấn, lúc trẻ rất thông minh lại dũng mãnh thiện chiến, có thể nói là văn võ song toàn.
Năm 453 sau Công nguyên, sau khi Thái tử Lưu Thiệu giết vua, Lưu Tuấn đích thân dẫn đại quân thảo phạt. Lưu Tuấn nhanh chóng đã đánh bại lực lượng của Lưu Thiệu và cướp lấy hoàng vị. Ông lấy niên hiệu là Hiếu Kiến, lịch sử gọi là Tống Hiếu Vũ Đế, là vị Hoàng đế thứ 5 của Nam Triều Lưu Tống.
Sau khi lên ngôi, Lưu Tuấn đã rước biểu muội Ân Thục Nhi mà ông yêu thích nhập cung, vô cùng sủng hạnh. Ân Thục Nghi vì Lưu Tuấn hạ sinh Bát Hoàng tử Lưu Tử Loan. Trong hoàng tộc thường có tình trạng mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái) nhưng với Lưu Tử Loan thì lại là tử bằng mẫu quý (con cái dựa vào người mẹ). Bởi vì sinh mẫu (mẹ ruột) được sủng và bản chất thông minh, Lưu Tử Loan được vua cha Lưu Tuấn ưu ái, được phong Tương Dương Vương (sau này phong thành An Dương Vương) khi vừa tròn 5 tuổi.
Sau cùng, Hoàng đế có ý muốn lập Bát Hoàng tử Lưu Tử Loan làm Thái tử nhưng vấp phải sự phản đối của rất nhiều đại thần. Vì vậy, các Hoàng tử khác hầu như đều ghét Lưu Tử Loan.
Vào thời điểm đó, Hiếu Vũ Đế có một trưởng tử là Lưu Tử Nghiệp. Thời cổ đại, đa phần vị trí Thái tử đều "mặc định" thuộc về trưởng tử. Vì lẽ đó, Lưu Tử Nghiệp nghiễm nhiên trở thành Thái tử. Nhưng với tình hình Hoàng đế có ý định để Lưu Tử Loan thay thế vị trí trữ quân, Lưu Tử Nghiệp càng căm hận đối phương, tự hứa với bản thân nếu một ngày được lên ngôi, hắn sẽ "xử lý" Lưu Tử Loan.
Hai năm sau, Hoàng đế đột ngột băng hà, Lưu Tử Nghiệp chính thức bước lên vị trí cửu ngũ chí tôn, lấy niên hiệu là Vĩnh Quang, trở thành Lưu Tống Tiền Phế Đế. Trong lịch sử, Lưu Tử Nghiệp chỉ trị vì trong 1 thời gian ngắn, là một Hoàng đế có tính cách tàn bạo và bốc đồng.
Mối thù xưa vẫn âm ỉ trong lòng khiến hắn quyết định xử tử đệ đệ Lưu Tử Loan của mình. Năm đó, Bát Hoàng tử 9 tuổi. Thái tử vừa lên ngôi, điều quan trọng đầu tiên là phải loại trừ mọi mối đe dọa tiềm ẩn. Với Lưu Tử Nghiệp, Lưu Tử Loan mà sự đe dọa lớn nhất.
Lưu Tử Loan đáng thương trước khi chết đã nói một câu: "Mong kiếp sau không đầu thai vào nhà Đế vương". Câu nói này đã được người đời ghi nhớ và lưu truyền đến hiện nay. Thậm chí Lưu Tử Nghiệp còn đào mồ sinh mẫu của Lưu Tử Loan lấy xương cốt vứt nơi hoang dã.