Hóa thạch phát hiện ở Israel có thể sẽ viết lại lịch sử nhân loại

Google News

Hóa thạch của người lâu đời nhất thế giới đã được phát hiện bên ngoài châu Phi cho thấy con người đã rời lục địa này sớm hơn khoảng 100.000 năm so với chúng ta nghĩ.

Hóa thạch là một xương hàm trên với vài chiếc răng đã được tìm thấy ở một trong những khu vực hang động tiền sử Misliya tại Israel.
Kỹ thuật xác định thời gian của xương hàm trên cho thấy nó tồn tại từ 175.000 và 200.000 trước, đẩy lùi cuộc di cư của người hiện đại ra khỏi châu Phi thêm khoảng 100.000 năm.
Hóa thạch phát hiện ở Israel có thể sẽ viết lại lịch sử nhân loại. 
Trước phát hiện mới nhất này, hóa thạch lâu đời nhất của người hiện đại phát hiện bên ngoài châu Phi được xác định có tuổi đời từ 90.000 tới 120.000 năm.
Theo các nhà khoa học, phát hiện trên cho thấy người đàn ông ban đầu đã gặp gỡ và quan hệ với những người Neanderthals và những nhóm người mominin khác lâu hơn chúng ta tưởng.
“Phát hiện ở hang động Misiya này rất thú vị. Nó chứng minh một bằng chứng rõ ràng rằng tổ tiên của chúng ta lần đầu tiên di cư khỏi châu Phi sớm hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng”- Giáo sư Rolf Quam từ Đại học Binghamton, Mỹ cho biết - “Nó cũng có nghĩa là con người hiện đại có thể gặp gỡ và tiếp xúc trong một thời gian lâu hơn với các nhóm người khác, tạo thêm cơ hội trao đổi về văn hóa và sinh học”.
Hang động Misiya 
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hóa thạch bằng kỹ thuật quét microCT và mô hình 3D ảo rồi so sánh với những hóa thạch hominin ở châu Phi, châu Âu và châu Á.
Bằng chứng khảo cổ còn cho thấy những người sống ở khu vực hang động Misliya có khả năng săn bắn, kiểm soát việc tạo ra lửa và có liên quan tới những công cụ bằng đá thời Trung cổ, tương tự với những gì ở người hiện đại sớm nhất được tìm thấy ở châu Phi.
Theo Hải Yến/Giáo dục thời đại

>> xem thêm

Bình luận(0)