Cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo là một trong 3 chính trị gia kiệt xuất vào cuối thời Đông Hán và Tam Quốc. Ba nhà quân sự này đã hình thành nên thế vạc ba chân, nắm quyền lực và ảnh hưởng lớn. Trong số này, Tào Tháo nổi tiếng túc trí đa mưu, giỏi chiêu mộ, trọng dụng nhân tài và lập được nhiều công lao to lớn.Thế nhưng, cho đến tận lúc chết, Tào Tháo vẫn không thể hoàn thành ước nguyện thống nhất thiên hạ. Một số sử gia cho rằng, sở dĩ như vậy là vì Tào Tháo đã mắc phải sai lầm lớn. Đó là việc ông đã tha chết cho 2 người là Lưu Bị và Tư Mã Ý.Người đầu tiên được Tào Tháo tha chết là Lưu Bị. Trong khi Tào Tháo là người đứng đầu nhà Tào Ngụy thì Lưu Bị là quân chủ của nhà Thục Hán. Do đó, Tào Tháo và Lưu Bị trở thành kỳ phùng địch thủ.Thế nhưng, trước khi lập nên nhà Thục Hán, Lưu Bị từng có thời gian nương nhờ trong quân doanh của Tào Tháo. Sau khi đánh bại Lã Bố, một số mưu sĩ của Tào Tháo đã khuyên ông nên giết chết Lưu Bị để diệt trừ hậu họa về sau. Tuy nhiên, sau vài lần kiểm tra bản lĩnh của Lưu Bị, Tào Tháo quyết định không loại bỏ người này.Nguyên do là bởi Lưu Bị từng được Tào Tháo mời uống rượu. Khi có men say trong người, Tào Tháo đã dò hỏi nhằm thăm dò mục tiêu, kế hoạch sâu sa của Lưu Bị. Là người thông minh, khôn khéo, Lưu Bị đã nhanh trí trả lời các câu hỏi của Tào Tháo mà không bộc lộ dã tâm muốn xưng bá thiên hạ của mình.Nhờ vậy, Tào Tháo không cảnh giác, đề phòng Lưu Bị. Sau khi rời khỏi Tào Tháo, Lưu Bị từng bước âm thầm gây dựng sự nghiệp riêng, chiêu mộ nhân tài trước khi sáng lập nên nhà Thục Hán. Thậm chí, về sau, Lưu Bị trực tiếp đối đầu với Tào Tháo khi đã lớn mạnh.Sai lầm thứ hai của Tào Tháo là tha chết cho Tư Mã Ý. Vị quân sư này từng được Tào Tháo thu nhận về dưới trướng. Mặc dù biết Tư Mã Ý là nhân tài nhưng Tào Tháo vẫn luôn cảnh giác đề phòng. Vậy nên, Tào Tháo chỉ cho Tư Mã Ý giữ chức quan nhỏ.Thậm chí, ngay trước khi chết, Tào Tháo cẩn thận dặn dò con trai Tào Phi rằng: "Tư Mã Ý không phải loại người chịu là bề tôi, tất sẽ can dự vào việc nhà ta". Câu nói này cho thấy Tào Tháo sớm nhận ra dã tâm của Tư Mã Ý và biết người này sẽ không an phận làm bề tôi cho nhà họ Tào.Tuy nhiên, Tư Mã Ý vô cùng khéo léo, biết cách giấu tài, không bộc lộ quá nhiều nên khiến Tào Tháo cảm thấy ông không phải là kẻ thù cần phải loại bỏ. Nhờ vậy, Tư Mã Ý sống sót, thậm chí có quan hệ tốt với Tào Phi. Theo đó, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý được Tào Phi trọng dụng và từng bước lập xây dựng nền móng để con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy.Cuối cùng, con cháu của Tư Mã Ý lập nên nhà Tấn, thống nhất giang sơn và chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Từ đây, nhiều sử gia cho rằng, nếu Tào Tháo không tha chết cho Lưu Bị và Tư Mã Ý thì có thể ông đã sớm thống nhất thiên hạ.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo là một trong 3 chính trị gia kiệt xuất vào cuối thời Đông Hán và Tam Quốc. Ba nhà quân sự này đã hình thành nên thế vạc ba chân, nắm quyền lực và ảnh hưởng lớn. Trong số này, Tào Tháo nổi tiếng túc trí đa mưu, giỏi chiêu mộ, trọng dụng nhân tài và lập được nhiều công lao to lớn.
Thế nhưng, cho đến tận lúc chết, Tào Tháo vẫn không thể hoàn thành ước nguyện thống nhất thiên hạ. Một số sử gia cho rằng, sở dĩ như vậy là vì Tào Tháo đã mắc phải sai lầm lớn. Đó là việc ông đã tha chết cho 2 người là Lưu Bị và Tư Mã Ý.
Người đầu tiên được Tào Tháo tha chết là Lưu Bị. Trong khi Tào Tháo là người đứng đầu nhà Tào Ngụy thì Lưu Bị là quân chủ của nhà Thục Hán. Do đó, Tào Tháo và Lưu Bị trở thành kỳ phùng địch thủ.
Thế nhưng, trước khi lập nên nhà Thục Hán, Lưu Bị từng có thời gian nương nhờ trong quân doanh của Tào Tháo. Sau khi đánh bại Lã Bố, một số mưu sĩ của Tào Tháo đã khuyên ông nên giết chết Lưu Bị để diệt trừ hậu họa về sau. Tuy nhiên, sau vài lần kiểm tra bản lĩnh của Lưu Bị, Tào Tháo quyết định không loại bỏ người này.
Nguyên do là bởi Lưu Bị từng được Tào Tháo mời uống rượu. Khi có men say trong người, Tào Tháo đã dò hỏi nhằm thăm dò mục tiêu, kế hoạch sâu sa của Lưu Bị. Là người thông minh, khôn khéo, Lưu Bị đã nhanh trí trả lời các câu hỏi của Tào Tháo mà không bộc lộ dã tâm muốn xưng bá thiên hạ của mình.
Nhờ vậy, Tào Tháo không cảnh giác, đề phòng Lưu Bị. Sau khi rời khỏi Tào Tháo, Lưu Bị từng bước âm thầm gây dựng sự nghiệp riêng, chiêu mộ nhân tài trước khi sáng lập nên nhà Thục Hán. Thậm chí, về sau, Lưu Bị trực tiếp đối đầu với Tào Tháo khi đã lớn mạnh.
Sai lầm thứ hai của Tào Tháo là tha chết cho Tư Mã Ý. Vị quân sư này từng được Tào Tháo thu nhận về dưới trướng. Mặc dù biết Tư Mã Ý là nhân tài nhưng Tào Tháo vẫn luôn cảnh giác đề phòng. Vậy nên, Tào Tháo chỉ cho Tư Mã Ý giữ chức quan nhỏ.
Thậm chí, ngay trước khi chết, Tào Tháo cẩn thận dặn dò con trai Tào Phi rằng: "Tư Mã Ý không phải loại người chịu là bề tôi, tất sẽ can dự vào việc nhà ta". Câu nói này cho thấy Tào Tháo sớm nhận ra dã tâm của Tư Mã Ý và biết người này sẽ không an phận làm bề tôi cho nhà họ Tào.
Tuy nhiên, Tư Mã Ý vô cùng khéo léo, biết cách giấu tài, không bộc lộ quá nhiều nên khiến Tào Tháo cảm thấy ông không phải là kẻ thù cần phải loại bỏ. Nhờ vậy, Tư Mã Ý sống sót, thậm chí có quan hệ tốt với Tào Phi. Theo đó, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý được Tào Phi trọng dụng và từng bước lập xây dựng nền móng để con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy.
Cuối cùng, con cháu của Tư Mã Ý lập nên nhà Tấn, thống nhất giang sơn và chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Từ đây, nhiều sử gia cho rằng, nếu Tào Tháo không tha chết cho Lưu Bị và Tư Mã Ý thì có thể ông đã sớm thống nhất thiên hạ.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.