Hình phạt này xuất hiện từ rất lâu vào thời Trung Hoa cổ đại, đó chính là "mặc hình", hay còn gọi là "xăm hình" theo cách nói của người hiện đại.
Tù nhân thời cổ đại chịu mặc hình sẽ bị xăm lên cơ thể những ký hiệu bằng mực đen, để bách tính khi nhìn vào sẽ dễ dàng nhận ra thân phận của tội phạm. Trong Thủy Hử truyện, thủ lĩnh nổi tiếng Tống Giang cũng từng phải chịu sự đau đớn của mặc hình.
Mặc dù chứng cứ về loại hình phạt này không được tìm thấy trức tiếp trong các bản Giáp Cốt Văn ở Ân Khư, nhưng nhiều tài liệu đã có ghi chép lại. Vì vậy, những điều mà hậu nhân sau này biết về mặc hình hầu hết bắt đầu từ sự kiện bắt giữ Công Tôn Giả, thầy dạy của Hoàng tử nhà Tần trong thời cải cách Thượng Dương.
Vào thời cổ đại trọng nam khinh nữ, ngay cả những người đàn ông cũng khó chấp nhận nổi sự sỉ nhục do hình phạt này mang lại, chứ đừng nói đến những người phụ nữ ở địa vị thấp.
Tống Giang, Cửu Văn Long Sử Tiến đều gan dạ hơn người, trí dũng song toàn, nhưng từng vì hình phạt này mà tiền đồ bị giãn đoạn, chỉ có thể vào rừng làm cướp.
Nếu một người phụ nữ phải gánh chịu hình phạt này, không khác gì cuộc sống bị bao phủ bởi sự u ám, khinh thị. Chưa kể họ phái yếu, đều phải dựa vào hoa dung nguyệt mạo để tìm kiếm bến đỗ cho cuộc đời.
Vì thế mà hình phạt này đã phá tan vô số mong ước hạnh phúc của người phụ nữ. Đây có thể là một hình phạt nhỏ trong luật hình sự đương thời, nhưng mức độ hủy hoại còn nghiêm trọng hơn một bản án nghiêm khắc.
Sau khi bị bị xăm mực, tội nhân không chỉ chịu nỗi đau thể xác khi vết xăm bị viêm loét, mà còn phải hứng chịu ánh mắt dèm pha, sự chê cười của xã hội. Nó thậm chí còn có thể dập tắt hoàn toàn những nỗ lực xây dựng cuộc sống của họ.
Xăm hình đang trở thành một trong những trào lưu được yêu thích nhất thế kỷ 21. Không khó để thấy một người mang hình xăm trên mình qua lại bên đường phố, những minh tinh với muôn dạng hình xăm nghệ thuật trên truyền hình, các đôi tình nhân xăm tên rồi vẽ chung một ký hiệu, hay những hình xăm thể hiện tình yêu với gia đình.
Để rồi cùng với thời gian, mấy ai còn nhớ đây từng là một hình phạt khiến bao người phải nắm chặt tay gào khóc, ai còn nhớ đây là một cực hình khiến nhiều người không nhìn thấy tương lai tươi sáng.
Nếu người xưa có thể xuyên không đến thời hiện đại, thì biết bao anh hùng đã có thể được cứu vãn.