Theo các sử liệu, tục nhuộm răng đen đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa, có liên hệ mật thiết với tục ăn trầu.Cho đến nay vẫn có nhiều cách lý giải về ý nghĩa của tục nhuộm răng. Theo đó, tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ.Trong văn chương, tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được.Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc nhuộm răng cũng là một cách để bảo vệ răng trước những bệnh răng miệng thường gặp, điển hình là bệnh sâu răng.Người Việt chỉ nhuộm răng khi đã thay răng sữa hoàn toàn, vì đây là thời điểm răng còn non, dễ thấm thuốc vào men. Thuốc dùng để nhuộm bao gồm các thành phần chủ yếu như: Bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh, phèn đen, nhựa gáo dừa.Kỹ thuật nhuộm răng khá phức tạp với nhiều công đoạn và kéo dài trong nhiều ngày. Để giữ răng luôn đen bóng, hàng năm phải phủ lên răng một lớp men bằng nhựa gáo dừa.Vào đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp đến nước ta, phong tục nhuộm răng đen ngày càng mai một. Ngày nay, hiếm gặp những thiếu nữ răng đen trên đường phố, có chăng là những cụ già ở vùng Bắc Bộ hoặc phụ nữ các dân tộc ít người.
Theo các sử liệu, tục nhuộm răng đen đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa, có liên hệ mật thiết với tục ăn trầu.
Cho đến nay vẫn có nhiều cách lý giải về ý nghĩa của tục nhuộm răng. Theo đó, tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ.
Trong văn chương, tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được.
Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc nhuộm răng cũng là một cách để bảo vệ răng trước những bệnh răng miệng thường gặp, điển hình là bệnh sâu răng.
Người Việt chỉ nhuộm răng khi đã thay răng sữa hoàn toàn, vì đây là thời điểm răng còn non, dễ thấm thuốc vào men. Thuốc dùng để nhuộm bao gồm các thành phần chủ yếu như: Bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh, phèn đen, nhựa gáo dừa.
Kỹ thuật nhuộm răng khá phức tạp với nhiều công đoạn và kéo dài trong nhiều ngày. Để giữ răng luôn đen bóng, hàng năm phải phủ lên răng một lớp men bằng nhựa gáo dừa.
Vào đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp đến nước ta, phong tục nhuộm răng đen ngày càng mai một. Ngày nay, hiếm gặp những thiếu nữ răng đen trên đường phố, có chăng là những cụ già ở vùng Bắc Bộ hoặc phụ nữ các dân tộc ít người.