Trẻ em Việt Nam trong một chiếc C5A- loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất thời bấy giờ. Quân đội Mỹ điều động các chuyên cơ C5A để chở hàng nghìn trẻ em Việt rời quê hương trong chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) hồi tháng 4/1975. Do đây là máy bay chở hàng nên mọi người không có ghế để ngồi. Ảnh: Corbis.Chuyến bay 68-0218 rơi chỉ vài phút sau khi xuất phát để tới căn cứ không quân Clark ở Philippines. Khi đó máy bay chở 298 người, bao gồm 230 cô nhi. Ảnh: Corbis.Cột khói đen bốc lên từ nơi C5A rơi tại một cánh đồng gần sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 4/4/1975. Số người thiệt mạng chính thức trong vụ tai nạn, theo tuyên bố của giới chức Mỹ, là 153 người, gồm 78 trẻ em Việt Nam. Ảnh: Corbis.Cú va đập mạnh khi C5A rơi xuống đất khiến buồng lái văng khỏi thân máy bay. Khi máy bay lên độ cao 7.000 m, cửa đuôi bung ra khiến áp suất trong khoang giảm nhanh chóng. Nhiều sự cố kỹ thuật khác xảy ra ngay sau đó. Các phi công cố gắng điều khiển máy bay trở lại sân bay Tân Sơn Nhất để hạ cánh khẩn cấp. Nhưng phi cơ hư hỏng nặng nên nó rơi xuống. Ảnh: Flickr.Một mảnh vỡ vốn là bộ phận ở khoang chứa hàng của máy bay C5A. Vật thể bên phải là một phần đuôi máy bay. Ảnh: US MilForum.Các quan chức quân sự Mỹ tìm nạn nhân giữa những mảnh vỡ phi cơ. Ảnh: AFP.Những người đàn ông chở hai trẻ em bị thương đến bệnh viện. Các em là những người may mắn sống sót. Sau vụ tai nạn, chính phủ Mỹ vẫn thực hiện chiến dịch Babylift tới ngày 26/4. Họ đưa hàng nghìn trẻ em Việt Nam rời khỏi quê hương. 2.700 em trong số đó đến Mỹ để làm con nuôi trong các gia đình. Ảnh: Corbis.Báo chí Mỹ đưa tin về vụ máy bay C5A rơi. Do vụ nổ xảy ra ở cửa đuôi phi cơ nên dư luận Mỹ nghi ngờ khả năng ai đó phá hoại chuyến bay. Phi cơ gặp nạn cất cánh vào hôm 4/4/1975, một ngày sau khi ông Gerald Ford, tổng thống Mỹ khi đó, chính thức phê chuẩn chiến dịch Không vận Trẻ em. Ảnh: USMilForum.
Trẻ em Việt Nam trong một chiếc C5A- loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất thời bấy giờ. Quân đội Mỹ điều động các chuyên cơ C5A để chở hàng nghìn trẻ em Việt rời quê hương trong chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) hồi tháng 4/1975. Do đây là máy bay chở hàng nên mọi người không có ghế để ngồi. Ảnh: Corbis.
Chuyến bay 68-0218 rơi chỉ vài phút sau khi xuất phát để tới căn cứ không quân Clark ở Philippines. Khi đó máy bay chở 298 người, bao gồm 230 cô nhi. Ảnh: Corbis.
Cột khói đen bốc lên từ nơi C5A rơi tại một cánh đồng gần sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 4/4/1975. Số người thiệt mạng chính thức trong vụ tai nạn, theo tuyên bố của giới chức Mỹ, là 153 người, gồm 78 trẻ em Việt Nam. Ảnh: Corbis.
Cú va đập mạnh khi C5A rơi xuống đất khiến buồng lái văng khỏi thân máy bay. Khi máy bay lên độ cao 7.000 m, cửa đuôi bung ra khiến áp suất trong khoang giảm nhanh chóng. Nhiều sự cố kỹ thuật khác xảy ra ngay sau đó. Các phi công cố gắng điều khiển máy bay trở lại sân bay Tân Sơn Nhất để hạ cánh khẩn cấp. Nhưng phi cơ hư hỏng nặng nên nó rơi xuống. Ảnh: Flickr.
Một mảnh vỡ vốn là bộ phận ở khoang chứa hàng của máy bay C5A. Vật thể bên phải là một phần đuôi máy bay. Ảnh: US MilForum.
Các quan chức quân sự Mỹ tìm nạn nhân giữa những mảnh vỡ phi cơ. Ảnh: AFP.
Những người đàn ông chở hai trẻ em bị thương đến bệnh viện. Các em là những người may mắn sống sót. Sau vụ tai nạn, chính phủ Mỹ vẫn thực hiện chiến dịch Babylift tới ngày 26/4. Họ đưa hàng nghìn trẻ em Việt Nam rời khỏi quê hương. 2.700 em trong số đó đến Mỹ để làm con nuôi trong các gia đình. Ảnh: Corbis.
Báo chí Mỹ đưa tin về vụ máy bay C5A rơi. Do vụ nổ xảy ra ở cửa đuôi phi cơ nên dư luận Mỹ nghi ngờ khả năng ai đó phá hoại chuyến bay. Phi cơ gặp nạn cất cánh vào hôm 4/4/1975, một ngày sau khi ông Gerald Ford, tổng thống Mỹ khi đó, chính thức phê chuẩn chiến dịch Không vận Trẻ em. Ảnh: USMilForum.