Nằm trước chợ Bến Thành, vòng xoay Quách Thị Trang là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Sài Gòn. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang thời điểm tháng 2/2014.Tên gọi của vòng xoay gắn liền với cuộc đời nữ liệt sĩ Quách Thị Trang (1948 - 1963), một Phật tử đã làm rung chuyển chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Ảnh: Tượng chị Quách Thị Trang đặt tại vòng xoay, 2014.Vào ngày 25/8/1963, Quách Thị Trang đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo của chính quyền Sài Gòn. Chị đã bị bắn chết ngay tại vòng xoay phía trước chợ Bến Thành. Ảnh chụp tháng 3/2014.Cảnh sát đã đem thi hài Quách Thị Trang về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động bưng bít của chính quyền. Ảnh chụp tháng 3/2014.Sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm ngày 2/11/1963, người dân Sài Gòn đã bắt đầu gọi vòng xoay chợ Bến Thành là "Bùng binh Quách Thị Trang" để tôn vinh chị thay cho tên gọi chính thức là "Công viên Diên Hồng". Ảnh chụp tháng 8/2016.Đầu tháng 8/1964, để tưởng nhớ Quách Thị Trang, Hội sinh viên học sinh đã tổ chức quyên góp để tạc tượng chị. Ngày 25/8, nhân cuộc biểu tình chống tướng Nguyễn Khánh, tượng được dựng ngay ở gần nơi chị mất, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành. Ảnh chụp tháng 3/2014.Trong 50 năm sau đó, tượng đài chị Quách Thị Trang và danh tướng Trần Nguyên Hãn ở giữa vòng xoay đã trở thành một biệu tượng in dấu vào ký ức của nhiều người dân Sài Gòn. Ảnh chụp tháng 3/2014.Đây cũng là nơi tụ họp của đông đảo người dân và du khách trong những ngày lễ lớn. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang tối ngày 30/4/2015.Đến cuối năm 2014, cả hai tượng đài đều được di dời để chuẩn bị mặt bằng cho dự án ga tàu điện ngầm tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Nơi đặt tượng đài thời điểm tháng 4/2015, khi các tượng đài đã được di dời.Tượng đài tướng Trần Nguyên Hãn chuyển tới công viên Phú Lâm. Ảnh: Tượng đài Trần Nguyên Hãn khi chưa di dời, tháng 3/2014.Tượng đài Quách Thị Trang đã dời về công viên Bách Tùng Diệp. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang tháng 4/2015.Đến ngày 17/2/1917, vòng xoay Quách Thị Trang đã được quây rào chắn để thi công phá dỡ, phục vụ xây dựng gói thầu nhà ga ngầm Bến Thành (tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Ảnh: Chợ Bến Thành và vòng xoay Quách Thị Trang nhìn từ Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, tháng 8/2018.Sự biến mất của vòng xoay nổi tiếng này đã khiến nhiều người Sài Gòn không khỏi tiếc nuối. Ảnh chụp tháng 4/2015.Sau khi quá trình xây dựng hoàn thành, khu vực vòng xoay cũ sẽ trở thành một nhà ga khang trang, hiện đại, liên kết với chợ Bến Thành để tạo nên một điểm nhấn mới cho thành phố. Ảnh chụp tháng 8/2016.Theo dự kiến, đến cuối năm 2020, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào phục vụ người dân, du khách. Ảnh chụp tháng 4/2015.Chợ Bến Thành và vòng xoay Quách Thị Trang tối ngày 30/4/2015.
Nằm trước chợ Bến Thành, vòng xoay Quách Thị Trang là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Sài Gòn. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang thời điểm tháng 2/2014.
Tên gọi của vòng xoay gắn liền với cuộc đời nữ liệt sĩ Quách Thị Trang (1948 - 1963), một Phật tử đã làm rung chuyển chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Ảnh: Tượng chị Quách Thị Trang đặt tại vòng xoay, 2014.
Vào ngày 25/8/1963, Quách Thị Trang đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo của chính quyền Sài Gòn. Chị đã bị bắn chết ngay tại vòng xoay phía trước chợ Bến Thành. Ảnh chụp tháng 3/2014.
Cảnh sát đã đem thi hài Quách Thị Trang về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động bưng bít của chính quyền. Ảnh chụp tháng 3/2014.
Sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm ngày 2/11/1963, người dân Sài Gòn đã bắt đầu gọi vòng xoay chợ Bến Thành là "Bùng binh Quách Thị Trang" để tôn vinh chị thay cho tên gọi chính thức là "Công viên Diên Hồng". Ảnh chụp tháng 8/2016.
Đầu tháng 8/1964, để tưởng nhớ Quách Thị Trang, Hội sinh viên học sinh đã tổ chức quyên góp để tạc tượng chị. Ngày 25/8, nhân cuộc biểu tình chống tướng Nguyễn Khánh, tượng được dựng ngay ở gần nơi chị mất, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành. Ảnh chụp tháng 3/2014.
Trong 50 năm sau đó, tượng đài chị Quách Thị Trang và danh tướng Trần Nguyên Hãn ở giữa vòng xoay đã trở thành một biệu tượng in dấu vào ký ức của nhiều người dân Sài Gòn. Ảnh chụp tháng 3/2014.
Đây cũng là nơi tụ họp của đông đảo người dân và du khách trong những ngày lễ lớn. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang tối ngày 30/4/2015.
Đến cuối năm 2014, cả hai tượng đài đều được di dời để chuẩn bị mặt bằng cho dự án ga tàu điện ngầm tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Nơi đặt tượng đài thời điểm tháng 4/2015, khi các tượng đài đã được di dời.
Tượng đài tướng Trần Nguyên Hãn chuyển tới công viên Phú Lâm. Ảnh: Tượng đài Trần Nguyên Hãn khi chưa di dời, tháng 3/2014.
Tượng đài Quách Thị Trang đã dời về công viên Bách Tùng Diệp. Ảnh: Vòng xoay Quách Thị Trang tháng 4/2015.
Đến ngày 17/2/1917, vòng xoay Quách Thị Trang đã được quây rào chắn để thi công phá dỡ, phục vụ xây dựng gói thầu nhà ga ngầm Bến Thành (tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Ảnh: Chợ Bến Thành và vòng xoay Quách Thị Trang nhìn từ Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, tháng 8/2018.
Sự biến mất của vòng xoay nổi tiếng này đã khiến nhiều người Sài Gòn không khỏi tiếc nuối. Ảnh chụp tháng 4/2015.
Sau khi quá trình xây dựng hoàn thành, khu vực vòng xoay cũ sẽ trở thành một nhà ga khang trang, hiện đại, liên kết với chợ Bến Thành để tạo nên một điểm nhấn mới cho thành phố. Ảnh chụp tháng 8/2016.
Theo dự kiến, đến cuối năm 2020, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào phục vụ người dân, du khách. Ảnh chụp tháng 4/2015.
Chợ Bến Thành và vòng xoay Quách Thị Trang tối ngày 30/4/2015.