Nằm ở tỉnh Tây Java, Indonesia, ngọn đồi Gunung Padang được một nhóm nhà nghiên cứu ở xứ Vạn Đảo tin là kim tự tháp cổ nhất thế giới.Nhóm nghiên cứu khẳng định Gunung Padang không đơn thuần là một ngọn đồi, mà thực tế đây là quần thể nhiều lớp cấu trúc cổ với nền móng có niên đại lên tới 10.000 năm tuổi, thậm chí lâu hơn.Họ chỉ ra Gunung Padang không chỉ nằm trên đỉnh mà còn bao quanh sườn dốc với tổng diện tích ít nhất khoảng 15 ha, đồng thời ăn sâu vào lòng đất.Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khảo sát, trong đó có công nghệ quét radar xuyên đất (GPR), cắt lớp địa chấn và khai quật khảo cổ học, họ cho rằng Gunung Padang là cấu trúc nhân tạo với lớp nền được xây trong các giai đoạn liên tiếp thời tiền sử.Lớp địa tầng trên cùng gồm những cột đá, tường, đường dẫn và khoảng trống, cách bề mặt lớp thứ hai 1 - 3 mét. Lớp thứ hai từng được cho là hình thành bởi đá tự nhiên, nhưng đây thực chất là loạt cột đá được con người sắp đặt theo cấu trúc ma trận.Bên dưới lớp này là lớp thứ ba, gồm nhiều khoang rỗng hoặc phòng chứa nằm ở độ sâu 15 mét dưới lòng đất. Lớp thứ tư ở dưới làm bằng đá bazan và có thể được người xưa chạm khắc, đục đẽo.Nhờ phương pháp carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu xác định lớp đầu tiên có niên đại khoảng 3.500 năm, lớp thứ hai khoảng 8.000 năm và lớp thứ ba là khoảng 9.000 năm.Nhóm nghiên cứu suy đoán kim tự tháp ở Gunung Padang mang ý nghĩa tôn giáo, tương tự một ngôi đền.Tuy nhiên, cho đến nay giả thuyết Gunung Padang vẫn chưa nhận được sự thừa nhận rộng rãi từ cộng đồng khoa học trên thế giới.Dù vậy, rất nhiều du khách đã đổ về Gunung Padang để khám phá nơi họ tin là một kim tự tháp đích thực.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Nằm ở tỉnh Tây Java, Indonesia, ngọn đồi Gunung Padang được một nhóm nhà nghiên cứu ở xứ Vạn Đảo tin là kim tự tháp cổ nhất thế giới.
Nhóm nghiên cứu khẳng định Gunung Padang không đơn thuần là một ngọn đồi, mà thực tế đây là quần thể nhiều lớp cấu trúc cổ với nền móng có niên đại lên tới 10.000 năm tuổi, thậm chí lâu hơn.
Họ chỉ ra Gunung Padang không chỉ nằm trên đỉnh mà còn bao quanh sườn dốc với tổng diện tích ít nhất khoảng 15 ha, đồng thời ăn sâu vào lòng đất.
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khảo sát, trong đó có công nghệ quét radar xuyên đất (GPR), cắt lớp địa chấn và khai quật khảo cổ học, họ cho rằng Gunung Padang là cấu trúc nhân tạo với lớp nền được xây trong các giai đoạn liên tiếp thời tiền sử.
Lớp địa tầng trên cùng gồm những cột đá, tường, đường dẫn và khoảng trống, cách bề mặt lớp thứ hai 1 - 3 mét. Lớp thứ hai từng được cho là hình thành bởi đá tự nhiên, nhưng đây thực chất là loạt cột đá được con người sắp đặt theo cấu trúc ma trận.
Bên dưới lớp này là lớp thứ ba, gồm nhiều khoang rỗng hoặc phòng chứa nằm ở độ sâu 15 mét dưới lòng đất. Lớp thứ tư ở dưới làm bằng đá bazan và có thể được người xưa chạm khắc, đục đẽo.
Nhờ phương pháp carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu xác định lớp đầu tiên có niên đại khoảng 3.500 năm, lớp thứ hai khoảng 8.000 năm và lớp thứ ba là khoảng 9.000 năm.
Nhóm nghiên cứu suy đoán kim tự tháp ở Gunung Padang mang ý nghĩa tôn giáo, tương tự một ngôi đền.
Tuy nhiên, cho đến nay giả thuyết Gunung Padang vẫn chưa nhận được sự thừa nhận rộng rãi từ cộng đồng khoa học trên thế giới.
Dù vậy, rất nhiều du khách đã đổ về Gunung Padang để khám phá nơi họ tin là một kim tự tháp đích thực.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.