Bom Sa hoàng (Tsar Bomba). Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại (tính đến thời điểm hiện nay). Vụ thử bom hạt nhân này diễn ra tại quần đảo Novaya Zemlya xa xôi phía trên Vòng Bắc Cực.Theo các tài liệu chính thức, Bom Sa hoàng có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. Theo đó, bom Sa hoàng có sức công phá gấp 3.300 lần so với vũ khí hạt nhân được Mỹ sử dụng tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.Đoạn phim tài liệu được Nga công bố cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ và một đám mây hình nấm cao 60 km bốc lên sau vụ nổ Bom Sa hoàng làm bừng sáng bầu trời.Do bom Bom Sa hoàng nổ ở trên cao nên không tạo ra nhiều phóng xạ trên mặt đất. Không lâu sau khi vụ nổ xảy ra, các nhà khoa học Liên Xô đã đến bãi thử hạt nhân trên. Nhiều người đã đi bộ thoải mái tại đó mà không cần dùng trang thiết bị bảo hộ.Test 219 (Thử nghiệm 219). Vào ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành thử bom nguyên tử tại bãi thử trên quần đảo Novaya Zemlya. Quả bom hạt nhân trong vụ thử nghiệm này có công suất nổ lên tới 24,2 megaton. Vụ nổ được gọi là Test 219.Mặc dù chỉ có sức công phá chưa bằng 1/2 Bom Sa Hoàng nhưng nó là vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai từng được phát kích nổ. Theo các chuyên gia, Test 219 có sức công phá mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với quả bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima năm 1945.Test 219 là một trong những quả bom hạt nhân cuối cùng được Liên Xô thả từ trên không. Nguyên do là bởi sau hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân năm 1963, các cuộc thử nghiệm tiếp theo đều được tiến hành dưới lòng đất.Test 147 (Thử nghiệm 147). Ngày 5/8/1962, Liên Xô cho kích nổ một quả bom hạt nhân với công suất nổ 21,1 megaton.Vụ nổ bom hạt nhân này ở quần đảo Novaya Zemlya. Đây là vụ nổ hạt nhân mạnh thứ ba trong lịch sử và được gọi là "thử nghiệm 147".Vũ khí hạt nhân được Liên Xô sử dụng lần này có sức công phá mạnh gấp khoảng 1.400 lần quả bom hạt nhân được sử dụng ở Hiroshima. Mặc dù có sức hủy diệt lớn nhưng vụ nổ hạt nhân này không được công chúng biết đến nhiều.Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Bom Sa hoàng (Tsar Bomba). Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại (tính đến thời điểm hiện nay). Vụ thử bom hạt nhân này diễn ra tại quần đảo Novaya Zemlya xa xôi phía trên Vòng Bắc Cực.
Theo các tài liệu chính thức, Bom Sa hoàng có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. Theo đó, bom Sa hoàng có sức công phá gấp 3.300 lần so với vũ khí hạt nhân được Mỹ sử dụng tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.
Đoạn phim tài liệu được Nga công bố cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ và một đám mây hình nấm cao 60 km bốc lên sau vụ nổ Bom Sa hoàng làm bừng sáng bầu trời.
Do bom Bom Sa hoàng nổ ở trên cao nên không tạo ra nhiều phóng xạ trên mặt đất. Không lâu sau khi vụ nổ xảy ra, các nhà khoa học Liên Xô đã đến bãi thử hạt nhân trên. Nhiều người đã đi bộ thoải mái tại đó mà không cần dùng trang thiết bị bảo hộ.
Test 219 (Thử nghiệm 219). Vào ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành thử bom nguyên tử tại bãi thử trên quần đảo Novaya Zemlya. Quả bom hạt nhân trong vụ thử nghiệm này có công suất nổ lên tới 24,2 megaton. Vụ nổ được gọi là Test 219.
Mặc dù chỉ có sức công phá chưa bằng 1/2 Bom Sa Hoàng nhưng nó là vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai từng được phát kích nổ. Theo các chuyên gia, Test 219 có sức công phá mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với quả bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima năm 1945.
Test 219 là một trong những quả bom hạt nhân cuối cùng được Liên Xô thả từ trên không. Nguyên do là bởi sau hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân năm 1963, các cuộc thử nghiệm tiếp theo đều được tiến hành dưới lòng đất.
Test 147 (Thử nghiệm 147). Ngày 5/8/1962, Liên Xô cho kích nổ một quả bom hạt nhân với công suất nổ 21,1 megaton.
Vụ nổ bom hạt nhân này ở quần đảo Novaya Zemlya. Đây là vụ nổ hạt nhân mạnh thứ ba trong lịch sử và được gọi là "thử nghiệm 147".
Vũ khí hạt nhân được Liên Xô sử dụng lần này có sức công phá mạnh gấp khoảng 1.400 lần quả bom hạt nhân được sử dụng ở Hiroshima. Mặc dù có sức hủy diệt lớn nhưng vụ nổ hạt nhân này không được công chúng biết đến nhiều.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.