Trùm phát xít Hitler là nhà độc tài khét tiếng lịch sử. Trong thời gian giữ chức Thủ tướng Đức và Quốc trưởng từ năm 1933 cho đến khi tự sát vào tháng 4/1945, Hitler đã gây ra nhiều tội ác kinh hoàng.Trong số này, nhà độc tài Hitler đã thực hiện cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái ở Đức và một số nước châu Âu. Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị lính Đức quốc xã tàn sát.Đặc biệt, Hitler còn đẩy nước Đức và nhân loại vào Chiến tranh thế giới 2 (1939 - 1945). Cuộc chiến tranh đẫm máu này diễn ra trên phạm vi toàn cầu và khiến hàng chục triệu người thiệt mạng cũng như thiệt hại về kinh tế rất lớn.Tính cách hung bạo, độc đoán, thậm chí "khát máu" của Hitler đã được các nước Đồng minh điều tra, phân tích. Trong đó, Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS - tiền thân của CIA) đã bí mật triển khai kế hoạch điều tra, "mổ xẻ" tính cách của Hitler cũng như lý giải vì sao trùm phát xít lại hành xử như vậy.Nhà tâm lý học người Mỹ, giáo sư Henry Murray ở Đại học Harvard đã được giao phụ trách nhiệm vụ trên. Sau một thời gian nghiên cứu, giáo sư Murray đã đưa ra báo cáo dài 229 trang về Hitler.Theo giáo sư Murray, tuổi thơ nhiều bất hạnh và tự ti là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tính cách hung bạo, độc ác của Hitler. Khi còn nhỏ, trùm phát xít có vóc dáng nhỏ bé, thường xuyên ốm yếu nên không có mấy người bạn.Điều này khiến Hitler trải qua phần lớn thời thơ ấu trong sự cô độc và thường ở trạng thái tâm lý thất vọng, u ám.Đặc biệt, tính cách tàn ác của Hitler còn bị ảnh hưởng bởi hội chứng tâm lý Oedipus (tức yêu thương mẹ nhưng căm ghét bố). Hội chứng này được cho là nảy sinh sau một lần trùm phát xít tình cờ chứng kiến bố mẹ "vui vẻ".Mặc dù bề ngoài luôn tỏ ra ngoan ngoãn và vâng lời bố nhưng sâu tận đáy lòng, Hitler coi cha là một "kẻ độc tài" và bất công. Y ghen tỵ với sức mạnh thể chất của bố nên mong muốn sớm ngày trưởng thành để đánh bại cha. Sau khi bố mất, Hitler lại nảy sinh mong muốn đi tìm một kẻ thù mới cho mình.Những điều trên đã thúc đẩy tâm lý ngưỡng mộ, thèm khát sức mạnh bạo lực của Hitler. Trùm phát xít luôn khát khao thể hiện sức mạnh của mình với những người yếu thế trong xã hội. Do đó, trong 12 năm nắm quyền ở Đức, Hitler đã dùng quyền lực trong tay để đàn áp, tra tấn, sát hại hàng triệu người.Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.
Trùm phát xít Hitler là nhà độc tài khét tiếng lịch sử. Trong thời gian giữ chức Thủ tướng Đức và Quốc trưởng từ năm 1933 cho đến khi tự sát vào tháng 4/1945, Hitler đã gây ra nhiều tội ác kinh hoàng.
Trong số này, nhà độc tài Hitler đã thực hiện cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái ở Đức và một số nước châu Âu. Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị lính Đức quốc xã tàn sát.
Đặc biệt, Hitler còn đẩy nước Đức và nhân loại vào Chiến tranh thế giới 2 (1939 - 1945). Cuộc chiến tranh đẫm máu này diễn ra trên phạm vi toàn cầu và khiến hàng chục triệu người thiệt mạng cũng như thiệt hại về kinh tế rất lớn.
Tính cách hung bạo, độc đoán, thậm chí "khát máu" của Hitler đã được các nước Đồng minh điều tra, phân tích. Trong đó, Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS - tiền thân của CIA) đã bí mật triển khai kế hoạch điều tra, "mổ xẻ" tính cách của Hitler cũng như lý giải vì sao trùm phát xít lại hành xử như vậy.
Nhà tâm lý học người Mỹ, giáo sư Henry Murray ở Đại học Harvard đã được giao phụ trách nhiệm vụ trên. Sau một thời gian nghiên cứu, giáo sư Murray đã đưa ra báo cáo dài 229 trang về Hitler.
Theo giáo sư Murray, tuổi thơ nhiều bất hạnh và tự ti là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tính cách hung bạo, độc ác của Hitler. Khi còn nhỏ, trùm phát xít có vóc dáng nhỏ bé, thường xuyên ốm yếu nên không có mấy người bạn.
Điều này khiến Hitler trải qua phần lớn thời thơ ấu trong sự cô độc và thường ở trạng thái tâm lý thất vọng, u ám.
Đặc biệt, tính cách tàn ác của Hitler còn bị ảnh hưởng bởi hội chứng tâm lý Oedipus (tức yêu thương mẹ nhưng căm ghét bố). Hội chứng này được cho là nảy sinh sau một lần trùm phát xít tình cờ chứng kiến bố mẹ "vui vẻ".
Mặc dù bề ngoài luôn tỏ ra ngoan ngoãn và vâng lời bố nhưng sâu tận đáy lòng, Hitler coi cha là một "kẻ độc tài" và bất công. Y ghen tỵ với sức mạnh thể chất của bố nên mong muốn sớm ngày trưởng thành để đánh bại cha. Sau khi bố mất, Hitler lại nảy sinh mong muốn đi tìm một kẻ thù mới cho mình.
Những điều trên đã thúc đẩy tâm lý ngưỡng mộ, thèm khát sức mạnh bạo lực của Hitler. Trùm phát xít luôn khát khao thể hiện sức mạnh của mình với những người yếu thế trong xã hội. Do đó, trong 12 năm nắm quyền ở Đức, Hitler đã dùng quyền lực trong tay để đàn áp, tra tấn, sát hại hàng triệu người.
Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.