Gia Cát Lượng là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông được biết đến là quân sự đại tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, túc trí đa mưu. Cả đời, ông tận trung phò tá Lưu Bị, đóng góp công lớn trong việc xây dựng nhà Thục Hán.Vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời, thọ 54 tuổi. Cái chết của ông là sự mất mát to lớn đối với nhà Thục Hán. Điều khiến công chúng bất ngờ là Khổng Minh đã dự báo trước về cái chết của bản thân. Từ đó, ông dặn dò con cháu chuẩn bị hậu sự.Cụ thể, trước khi qua đời, Gia Cát Lượng muốn được chôn cất ở núi Định Quân. Tiếp đến, ông dặn dò Lưu Thiện - quân chủ nhà Thục Hán cho 4 người khiêng quan tài chứa thi hài của ông đi về phía nam. Cứ đi cho đến khi nào gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn cất ông ở đấy.Là người có công lớn đối với nhà Thục Hán nên Lưu Thiện thực hiện di nguyện cuối cùng của Gia Cát Lượng. Vào ngày đưa tang, 4 người đàn ông khỏe mạnh khiêng quan tài của Khổng Minh đi về phía Nam.Đi suốt 1 ngày 1 đêm, 4 người khiêng quan tài đã thấm mệt nhưng gậy vẫn chưa bị gãy, dây thừng chưa đứt.Họ liền bí mật bàn với nhau rằng không có đội hộ tống, giám sát việc chôn cất nên chúng ta hãy chôn cất Gia Cát Lượng ở đây rồi về bẩm báo triều đình trước khi kiệt sức.Cho rằng đó là điều hợp lý nên 4 người tiến hành đào huyệt mộ và chôn cất quan tài chứa thi hài của Gia Cát Lượng. Sau khi hoàn thành, họ về bẩm báo triều đình đã làm theo lời dặn.Tuy nhiên, Lưu Thiện nhận thấy rằng 4 kẻ này không trung thực. Ông hoàng này nhận định dây thừng không thể đứt chỉ sau 1 ngày. Vì vậy, ông cho người tra khảo 4 người trên.Do vậy, 4 người trên khai nhận đã không làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng. Lưu Thiện vô cùng tức giận và hạ lệnh xử tử những kẻ bất tuân mệnh lệnh trên.Về sau, Lưu Thiện mới nhớ ra 4 kẻ trên chưa khai báo địa điểm chôn cất Gia Cát Lượng. Nhiều người cho rằng, Gia Cát Lượng "nhìn thấu" tương lai nên mới dặn dò như vậy để nơi an nghỉ ngàn thu của mình không bị ai quấy nhiễu. Quả thật, từ đó cho đến nay, vị trí ngôi mộ của Khổng Minh mãi chưa bị phát hiện.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông được biết đến là quân sự đại tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, túc trí đa mưu. Cả đời, ông tận trung phò tá Lưu Bị, đóng góp công lớn trong việc xây dựng nhà Thục Hán.
Vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời, thọ 54 tuổi. Cái chết của ông là sự mất mát to lớn đối với nhà Thục Hán. Điều khiến công chúng bất ngờ là Khổng Minh đã dự báo trước về cái chết của bản thân. Từ đó, ông dặn dò con cháu chuẩn bị hậu sự.
Cụ thể, trước khi qua đời, Gia Cát Lượng muốn được chôn cất ở núi Định Quân. Tiếp đến, ông dặn dò Lưu Thiện - quân chủ nhà Thục Hán cho 4 người khiêng quan tài chứa thi hài của ông đi về phía nam. Cứ đi cho đến khi nào gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn cất ông ở đấy.
Là người có công lớn đối với nhà Thục Hán nên Lưu Thiện thực hiện di nguyện cuối cùng của Gia Cát Lượng. Vào ngày đưa tang, 4 người đàn ông khỏe mạnh khiêng quan tài của Khổng Minh đi về phía Nam.
Đi suốt 1 ngày 1 đêm, 4 người khiêng quan tài đã thấm mệt nhưng gậy vẫn chưa bị gãy, dây thừng chưa đứt.
Họ liền bí mật bàn với nhau rằng không có đội hộ tống, giám sát việc chôn cất nên chúng ta hãy chôn cất Gia Cát Lượng ở đây rồi về bẩm báo triều đình trước khi kiệt sức.
Cho rằng đó là điều hợp lý nên 4 người tiến hành đào huyệt mộ và chôn cất quan tài chứa thi hài của Gia Cát Lượng. Sau khi hoàn thành, họ về bẩm báo triều đình đã làm theo lời dặn.
Tuy nhiên, Lưu Thiện nhận thấy rằng 4 kẻ này không trung thực. Ông hoàng này nhận định dây thừng không thể đứt chỉ sau 1 ngày. Vì vậy, ông cho người tra khảo 4 người trên.
Do vậy, 4 người trên khai nhận đã không làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng. Lưu Thiện vô cùng tức giận và hạ lệnh xử tử những kẻ bất tuân mệnh lệnh trên.
Về sau, Lưu Thiện mới nhớ ra 4 kẻ trên chưa khai báo địa điểm chôn cất Gia Cát Lượng. Nhiều người cho rằng, Gia Cát Lượng "nhìn thấu" tương lai nên mới dặn dò như vậy để nơi an nghỉ ngàn thu của mình không bị ai quấy nhiễu. Quả thật, từ đó cho đến nay, vị trí ngôi mộ của Khổng Minh mãi chưa bị phát hiện.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.