Theo các tin tức tình báo được Mỹ và các nước phương Tây thu thập được, từ năm 1939, chính quyền Hitler đã đạt được thành công bước đầu trong chương trình hạt nhân. Nhiều nhà khoa học tài năng đã làm việc cho phát xít Đức.Trong số này, nhà khoa học Otto Hahn và Fritz Strassmann lần đầu tiên phân tách hạt nhân nguyên tử thành công vào năm 1938. Không những vậy, sau khi tấn công, chiếm đóng Tiệp Khắc vào năm 1939, quân Đức quốc xã lại có thêm các mỏ uranium tại Joachimsthal.Các cuộc tấn công xâm lược ở Tây Âu cũng giúp chính quyền Hitler không chỉ bành trướng ảnh hưởng mà còn có được vài trăm tấn quặng uranium.Dù cùng lúc tiến hành các cuộc tấn công xâm lược đòi hỏi nguồn tài chính lớn nhưng trùm phát xít Hitler vẫn phân bổ ngân sách lớn cho việc xây dựng được một lò phản ứng hạt nhân tại Berlin, lắp đặt tại một nhà máy gần Torgau cũng như thu thập được một số lượng plutonium khá lớn để sản xuất bom nguyên tử.Thông qua mạng lưới điệp viên nắm bắt được những thông tin tình báo quan trọng về chương trình hạt nhân của Hitler, các nước Đồng minh đã thực hiện các chiến dịch bí mật nhằm ngăn Đức quốc xã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân.Trong số này, Mỹ, Anh và các nước Đồng minh lập danh sách các mục tiêu có liên quan đến chương trình hạt nhân của Đức quốc xã bao gồm nhà máy nước nặng của Hitler tại Na Uy. Theo đó, Anh đã thực hiện thành công kế hoạch phá hoại nhà máy nước nặng ở Na Uy vào năm 1943 khiến Hitler "tức điên".Việc thiếu nước nặng khiến các nhà khoa học phát xít Đức không thể thuận lợi chế tạo bom nguyên tử theo kế hoạch đã vạch ra.Ngay cả sau đó, Đức quốc xã nỗ lực xây dựng lại nhà máy sản xuất nước nặng với nhiều thời gian, nhân lực nhưng không thể cải thiện tình hình trong thời gian ngắn.Bên cạnh các hoạt động phá hoại của quân Đồng minh, phát xít Đức còn phải căng mình chống lại các cuộc phản công từ kẻ thù tại nhiều mặt trận. Do đó, chương trình hạt nhân của Hitler bị đình trệ và không bao giờ có thể hoàn thành.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Theo các tin tức tình báo được Mỹ và các nước phương Tây thu thập được, từ năm 1939, chính quyền Hitler đã đạt được thành công bước đầu trong chương trình hạt nhân. Nhiều nhà khoa học tài năng đã làm việc cho phát xít Đức.
Trong số này, nhà khoa học Otto Hahn và Fritz Strassmann lần đầu tiên phân tách hạt nhân nguyên tử thành công vào năm 1938. Không những vậy, sau khi tấn công, chiếm đóng Tiệp Khắc vào năm 1939, quân Đức quốc xã lại có thêm các mỏ uranium tại Joachimsthal.
Các cuộc tấn công xâm lược ở Tây Âu cũng giúp chính quyền Hitler không chỉ bành trướng ảnh hưởng mà còn có được vài trăm tấn quặng uranium.
Dù cùng lúc tiến hành các cuộc tấn công xâm lược đòi hỏi nguồn tài chính lớn nhưng trùm phát xít Hitler vẫn phân bổ ngân sách lớn cho việc xây dựng được một lò phản ứng hạt nhân tại Berlin, lắp đặt tại một nhà máy gần Torgau cũng như thu thập được một số lượng plutonium khá lớn để sản xuất bom nguyên tử.
Thông qua mạng lưới điệp viên nắm bắt được những thông tin tình báo quan trọng về chương trình hạt nhân của Hitler, các nước Đồng minh đã thực hiện các chiến dịch bí mật nhằm ngăn Đức quốc xã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân.
Trong số này, Mỹ, Anh và các nước Đồng minh lập danh sách các mục tiêu có liên quan đến chương trình hạt nhân của Đức quốc xã bao gồm nhà máy nước nặng của Hitler tại Na Uy. Theo đó, Anh đã thực hiện thành công kế hoạch phá hoại nhà máy nước nặng ở Na Uy vào năm 1943 khiến Hitler "tức điên".
Việc thiếu nước nặng khiến các nhà khoa học phát xít Đức không thể thuận lợi chế tạo bom nguyên tử theo kế hoạch đã vạch ra.
Ngay cả sau đó, Đức quốc xã nỗ lực xây dựng lại nhà máy sản xuất nước nặng với nhiều thời gian, nhân lực nhưng không thể cải thiện tình hình trong thời gian ngắn.
Bên cạnh các hoạt động phá hoại của quân Đồng minh, phát xít Đức còn phải căng mình chống lại các cuộc phản công từ kẻ thù tại nhiều mặt trận. Do đó, chương trình hạt nhân của Hitler bị đình trệ và không bao giờ có thể hoàn thành.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.