Các cơn bão cũng hít thở và chớp mắt. Cụ thể, cơn bão thông thường sẽ “hít thở” trên bề mặt đại dương. Dòng chảy khí này sẽ chạy thẳng vào trung tâm cơn bão nếu không có sự tác động của hiệu ứng Coriolis.Đây là hiệu ứng cản khí ngược chiều kim đồng hồ tại phía Bắc và theo chiều kim đồng hồ tại phía Nam. Hiệu ứng Coriolis còn có tác dụng đẩy lùi dòng chảy khí không chạm tới tâm bão.Vùng chính giữa mắt bão chính là nơi bình yên nhất của cơn bão. Dù vậy, điều này có thể thay đổi khá nhanh chóng.Các siêu bão thường có một vòng lặp tạo nên một bức tường mắt bão, và các mắt sẽ thường nhỏ dần trong quá trình này. Sau đó "nó nháy mắt" và mở trở lại khi một bức tường mắt mới được hình thành.Không có người nào biết rõ các cơn bão được hình thành như thế nào. Thông thường, các nhà khoa học cho rằng, một cơn bão được hình thành từ dòng khí nóng và ẩm từ mặt biển dâng lên tạo thành một khối khí có áp suất thấp. Khi khối khí ấy tiếp nhận đủ khí và trở nên ẩm ướt, nó sẽ ngày càng lớn hơn.Điều này sẽ tạo thành một vòng lặp và các dòng khí sẽ liên tục được đẩy lên bề mặt, đồng thời đẩy khí lạnh lên cao tạo thành mây và mưa bão.
Cuối cùng, mưa bão sẽ kết hợp dưới dạng một áp thấp nhiệt đới, dần biến thành bão nhiệt đới và cuối cùng chuyển hẳn thành một cơn bão.Điều làm các chuyên gia thời tiết phải suy nghĩ chính là sự việc trên không xảy ra trong mọi trường hợp khi đã đủ các điều kiện cần thiết. Lẽ ra các cơn bão phải diễn ra như dự tính nhưng lại không phải.Trên thực tế, các cơn bão được tạo thành theo một cách nào đó mà ngay cả những chuyên gia giỏi nhất thế giới cũng đang "đau đầu" tìm hiểu chi tiết việc hình thành cơn bão diễn ra như thế nào. Mặc dù các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố như gió cắt và lốc xoáy nhưng chúng vẫn không được tất cả mọi người đồng tình.Sa mạc Sahara có ảnh hưởng tới số lượng các cơn bão. Nếu không có sa mạc Sahara thì có thể số lượng các cơn bão được hình thành ít hơn nhiều. Nguyên nhân là vì sa mạc Sahara này nằm ở đúng vị trí gần xích đạo với các vùng ẩm ở phía nam và phía tây.Khi dòng khí ở vùng nóng và khô trộn lẫn với khí ở vùng mát và ẩm thấp, một loại gió đặc biệt sẽ được hình thành và tạo nên những cơn cuồng phong nhiệt đới.Những cơn gió lớn sẽ được thổi ra biển, dưới điều kiện thích hợp sẽ hình thành nên các cơn bão. Khoảng 90% các cơn bão đều được hình thành dưới dạng thức này. Những cơn bão ở Đông Thái Bình Dương cũng được hình thành theo cách này.Trong số những cơn bão được hình thành theo cách trên, Iselle là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hawaii trong hai thập niên qua. Cơn bão khủng khiếp này đã tàn phá Hawaii năm 2014 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Các cơn bão cũng hít thở và chớp mắt. Cụ thể, cơn bão thông thường sẽ “hít thở” trên bề mặt đại dương. Dòng chảy khí này sẽ chạy thẳng vào trung tâm cơn bão nếu không có sự tác động của hiệu ứng Coriolis.
Đây là hiệu ứng cản khí ngược chiều kim đồng hồ tại phía Bắc và theo chiều kim đồng hồ tại phía Nam. Hiệu ứng Coriolis còn có tác dụng đẩy lùi dòng chảy khí không chạm tới tâm bão.
Vùng chính giữa mắt bão chính là nơi bình yên nhất của cơn bão. Dù vậy, điều này có thể thay đổi khá nhanh chóng.
Các siêu bão thường có một vòng lặp tạo nên một bức tường mắt bão, và các mắt sẽ thường nhỏ dần trong quá trình này. Sau đó "nó nháy mắt" và mở trở lại khi một bức tường mắt mới được hình thành.
Không có người nào biết rõ các cơn bão được hình thành như thế nào. Thông thường, các nhà khoa học cho rằng, một cơn bão được hình thành từ dòng khí nóng và ẩm từ mặt biển dâng lên tạo thành một khối khí có áp suất thấp. Khi khối khí ấy tiếp nhận đủ khí và trở nên ẩm ướt, nó sẽ ngày càng lớn hơn.
Điều này sẽ tạo thành một vòng lặp và các dòng khí sẽ liên tục được đẩy lên bề mặt, đồng thời đẩy khí lạnh lên cao tạo thành mây và mưa bão.
Cuối cùng, mưa bão sẽ kết hợp dưới dạng một áp thấp nhiệt đới, dần biến thành bão nhiệt đới và cuối cùng chuyển hẳn thành một cơn bão.
Điều làm các chuyên gia thời tiết phải suy nghĩ chính là sự việc trên không xảy ra trong mọi trường hợp khi đã đủ các điều kiện cần thiết. Lẽ ra các cơn bão phải diễn ra như dự tính nhưng lại không phải.
Trên thực tế, các cơn bão được tạo thành theo một cách nào đó mà ngay cả những chuyên gia giỏi nhất thế giới cũng đang "đau đầu" tìm hiểu chi tiết việc hình thành cơn bão diễn ra như thế nào. Mặc dù các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố như gió cắt và lốc xoáy nhưng chúng vẫn không được tất cả mọi người đồng tình.
Sa mạc Sahara có ảnh hưởng tới số lượng các cơn bão. Nếu không có sa mạc Sahara thì có thể số lượng các cơn bão được hình thành ít hơn nhiều. Nguyên nhân là vì sa mạc Sahara này nằm ở đúng vị trí gần xích đạo với các vùng ẩm ở phía nam và phía tây.
Khi dòng khí ở vùng nóng và khô trộn lẫn với khí ở vùng mát và ẩm thấp, một loại gió đặc biệt sẽ được hình thành và tạo nên những cơn cuồng phong nhiệt đới.
Những cơn gió lớn sẽ được thổi ra biển, dưới điều kiện thích hợp sẽ hình thành nên các cơn bão. Khoảng 90% các cơn bão đều được hình thành dưới dạng thức này. Những cơn bão ở Đông Thái Bình Dương cũng được hình thành theo cách này.
Trong số những cơn bão được hình thành theo cách trên, Iselle là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hawaii trong hai thập niên qua. Cơn bão khủng khiếp này đã tàn phá Hawaii năm 2014 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng.