Theo các chuyên gia, các cơn bão nhiệt đới được con người đặt tên từ đầu thế kỷ 20. Họ đặt tên cho bão nhằm tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi tình hình diễn biến của các cơn bão.Một số người cho rằng, tên của những cơn bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Người này đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.Trong Chiến tranh thế giới 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Đây là một nguyên tắc bất thành văn do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra.Theo đó, họ thường đặt tên bão theo tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo thời tiết.Trong thời gian từ năm 1950 - 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able, Baker, Charlie...) và chúng được sử dụng lặp lại mỗi năm.Tuy nhiên, kể từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại quyết định đặt tên bão bằng tên phụ nữ.Đến năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) đưa ra quyết định đặt tên bão theo tên phụ nữ và nam giới.Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Tổ chức Khí tượng Thế giới có 6 danh sách để đặt tên các cơn bão.Mỗi danh sách gồm 21 tên bão và được sử dụng xoay vòng theo chu kỳ 6 năm.
Theo các chuyên gia, các cơn bão nhiệt đới được con người đặt tên từ đầu thế kỷ 20. Họ đặt tên cho bão nhằm tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi tình hình diễn biến của các cơn bão.
Một số người cho rằng, tên của những cơn bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Người này đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.
Trong Chiến tranh thế giới 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Đây là một nguyên tắc bất thành văn do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra.
Theo đó, họ thường đặt tên bão theo tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo thời tiết.
Trong thời gian từ năm 1950 - 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able, Baker, Charlie...) và chúng được sử dụng lặp lại mỗi năm.
Tuy nhiên, kể từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại quyết định đặt tên bão bằng tên phụ nữ.
Đến năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) đưa ra quyết định đặt tên bão theo tên phụ nữ và nam giới.
Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Tổ chức Khí tượng Thế giới có 6 danh sách để đặt tên các cơn bão.
Mỗi danh sách gồm 21 tên bão và được sử dụng xoay vòng theo chu kỳ 6 năm.