Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Vị tể tướng nhà Thục Hán này không chỉ thông minh, cơ trí, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý mà còn có khả năng "nhìn thấu" tương lai.Sinh thời, Khổng Minh từng đưa ra 3 lời tiên tri và chúng lần lượt ứng nghiệm. Điều này khiến hậu thế không khỏi kinh ngạc bởi khả năng tiên đoán cực chuẩn xác của ông.Lời tiên tri chính xác đầu tiên của Gia Cát Lượng là "nhìn thấu" đường quan lộ của 3 người bạn. Theo ghi chép trong "Tam quốc chí", vào những năm đầu Kiến An, Khổng Minh cùng 3 người bạn: Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy đến Kinh Châu học tập.Ngay từ khi còn trẻ, Gia Cát Lượng thông minh xuất chúng, tài năng hơn người. Trong một lần nói chuyện, ông đã nói với 3 người bạn rằng họ sẽ có thể bước vào con đường khoa bảng, làm quan trong triều đình. Theo tiên đoán của bước vào con đường khoa bảng, chức quan cao nhất mà Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy có thể đạt được là Thứ sử, Quận thú.Nhiều năm sau, tiên đoán của Gia Cát Lượng lần lượt ứng nghiệm. Từ Thứ làm chức quan tới Ngự sử trung thừa. Trong khi đó, chức quan cao nhất của Mạnh Công Uy là Thứ sử Lương Châu và Thạch Nghiễm Nguyên là Quận thú.Không chỉ tiên đoán về số phận của 3 người bạn, Gia Cát Lượng còn tiên tri về vận mệnh của con trai trưởng của mình là Gia Cát Chiêm. "Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, không thể làm nên đại sự", Gia Cát Lượng dự đoán về tương lai của Gia Cát Chiêm. Ban đầu, nhiều người cho rằng Thừa tướng nhà Thục Hán đang khiêm tốn khi nói về con trai.Thế nhưng, thực tế chứng minh tiên đoán này của Khổng Minh là chính xác. Ngay từ khi còn nhỏ, Gia Cát Chiêm đã thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng cuối cùng không thể công thành danh toại.Cụ thể, vào năm 263, Tư Mã Chiêu - Đại tướng quân của Tào Ngụy thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Thục. Quân Tào Ngụy chạm trán lực lượng của Gia Cát Chiêm ở Phù Thành và Miên Trúc. Do thiếu quyết đoán nên cuối cùng Gia Cát Chiêm bị đánh bại và tử trận. Không lâu sau, Lưu Thiện đầu hàng quân Tào, nhà Thục Hán diệt vong.Lời tiên tri ứng nghiệm thứ 3 của Gia Cát Lượng là về một vị tướng giỏi hơn Mạnh Hoạch sẽ xuất hiện vào vạn năm sau. Mạch Hoạch là vị tướng mà Gia Cát Lượng mất nhiều công chiêu nạp. Theo sử sách, Gia Cát Lượng 7 lần bắt rồi thả Mạch Hoạch - vị tướng tài ở vùng Nam Trung khi ấy thay thay thế Ung Khải giao chiến với quân Thục Hán vào năm 225. Sau 7 lần như vậy, Mạnh Hoạch quy hàng và quay sang làm việc cho nhà Thục Hán. Kể từ đó, Gia Cát Lượng có thêm tướng tài giúp sức cho nhà Thục Hán.Gia Cát Lượng từng viết một bia ký tưởng nhớ cuộc chiến thu phục được Mạnh Hoạch: "Vạn tuế chi hậu, thắng ngã giả quá thử". Câu nói này có nghĩa là vạn năm sau sẽ có người tài giỏi hơn Mạnh Hoạch đi qua nơi từng xảy ra trận chiến mà cuối cùng thu phục được vị tướng này. Khoảng 300 năm sau, lời tiên đoán của Gia Cát Lượng ứng nghiệm khi một vị tướng tên Sử Vạn Tuế của nhà Tùy Đường đi qua nơi đặt tấm bia ký.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Vị tể tướng nhà Thục Hán này không chỉ thông minh, cơ trí, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý mà còn có khả năng "nhìn thấu" tương lai.
Sinh thời, Khổng Minh từng đưa ra 3 lời tiên tri và chúng lần lượt ứng nghiệm. Điều này khiến hậu thế không khỏi kinh ngạc bởi khả năng tiên đoán cực chuẩn xác của ông.
Lời tiên tri chính xác đầu tiên của Gia Cát Lượng là "nhìn thấu" đường quan lộ của 3 người bạn. Theo ghi chép trong "Tam quốc chí", vào những năm đầu Kiến An, Khổng Minh cùng 3 người bạn: Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy đến Kinh Châu học tập.
Ngay từ khi còn trẻ, Gia Cát Lượng thông minh xuất chúng, tài năng hơn người. Trong một lần nói chuyện, ông đã nói với 3 người bạn rằng họ sẽ có thể bước vào con đường khoa bảng, làm quan trong triều đình. Theo tiên đoán của bước vào con đường khoa bảng, chức quan cao nhất mà Từ Thứ, Thạch Nghiễm Nguyên, Mạnh Công Uy có thể đạt được là Thứ sử, Quận thú.
Nhiều năm sau, tiên đoán của Gia Cát Lượng lần lượt ứng nghiệm. Từ Thứ làm chức quan tới Ngự sử trung thừa. Trong khi đó, chức quan cao nhất của Mạnh Công Uy là Thứ sử Lương Châu và Thạch Nghiễm Nguyên là Quận thú.
Không chỉ tiên đoán về số phận của 3 người bạn, Gia Cát Lượng còn tiên tri về vận mệnh của con trai trưởng của mình là Gia Cát Chiêm. "Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, không thể làm nên đại sự", Gia Cát Lượng dự đoán về tương lai của Gia Cát Chiêm. Ban đầu, nhiều người cho rằng Thừa tướng nhà Thục Hán đang khiêm tốn khi nói về con trai.
Thế nhưng, thực tế chứng minh tiên đoán này của Khổng Minh là chính xác. Ngay từ khi còn nhỏ, Gia Cát Chiêm đã thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng cuối cùng không thể công thành danh toại.
Cụ thể, vào năm 263, Tư Mã Chiêu - Đại tướng quân của Tào Ngụy thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Thục. Quân Tào Ngụy chạm trán lực lượng của Gia Cát Chiêm ở Phù Thành và Miên Trúc. Do thiếu quyết đoán nên cuối cùng Gia Cát Chiêm bị đánh bại và tử trận. Không lâu sau, Lưu Thiện đầu hàng quân Tào, nhà Thục Hán diệt vong.
Lời tiên tri ứng nghiệm thứ 3 của Gia Cát Lượng là về một vị tướng giỏi hơn Mạnh Hoạch sẽ xuất hiện vào vạn năm sau. Mạch Hoạch là vị tướng mà Gia Cát Lượng mất nhiều công chiêu nạp. Theo sử sách, Gia Cát Lượng 7 lần bắt rồi thả Mạch Hoạch - vị tướng tài ở vùng Nam Trung khi ấy thay thay thế Ung Khải giao chiến với quân Thục Hán vào năm 225. Sau 7 lần như vậy, Mạnh Hoạch quy hàng và quay sang làm việc cho nhà Thục Hán. Kể từ đó, Gia Cát Lượng có thêm tướng tài giúp sức cho nhà Thục Hán.
Gia Cát Lượng từng viết một bia ký tưởng nhớ cuộc chiến thu phục được Mạnh Hoạch: "Vạn tuế chi hậu, thắng ngã giả quá thử". Câu nói này có nghĩa là vạn năm sau sẽ có người tài giỏi hơn Mạnh Hoạch đi qua nơi từng xảy ra trận chiến mà cuối cùng thu phục được vị tướng này. Khoảng 300 năm sau, lời tiên đoán của Gia Cát Lượng ứng nghiệm khi một vị tướng tên Sử Vạn Tuế của nhà Tùy Đường đi qua nơi đặt tấm bia ký.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.