Sự kiện Tunguska hay còn gọi vụ nổ lớn Siberia xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga vào 7h17 sáng ngày 30/6/1908. Vụ nổ bí ẩn này đến nay vẫn chưa thể giải mã thành công.Theo các tài liệu, vụ nổ kỳ bí trên đã làm gãy đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích khoảng 2.150 km2 trong rừng taiga. Vụ nổ mạnh đến mức "xóa sổ" mọi cây cối trong bán kính 40 km. Tiếp sau đó là một đợt sóng xung kích đã làm vỡ cửa sổ kính của những ngôi nhà nằm cách tâm chấn hàng trăm km.Một số nhân chứng kể rằng đã nhìn thấy một "quả cầu lửa" rơi từ trên trời xuống. Trong thời gian diễn ra vụ nổ, nhiều người dân đứng không vững, bị ngã.Những nghiên cứu sau đó của các chuyên gia chỉ ra năng lượng sản sinh từ sự kiện Tunguska ước tính trong khoảng 10 - 20 triệu tấn thuốc nổ TNT. Con số này tương đương với sức hủy diệt của Castle Bravo - vũ khí hạt nhân mạnh nhất mà Mỹ từng thử nghiệm.Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân dẫn tới vụ nổ lớn Siberia như sự kiện này xảy ra do tiểu thiên thạch, sao chổi...Trong số này, giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất là sự kiện Tunguska xuất phát từ vụ nổ trên không của một thiên thạch khi nó cách bề mặt Trái đất khoảng từ 6 -10 km. Người ta suy đoán đó có thể là một sao chổi thiên thạch, thành phần chủ yếu gồm băng và bụi.Do đó, sao chổi thiên thạch hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại bằng chứng nào.Những nghiên cứu của các chuyên gia sau đó cho thấy những mẫu vật lấy từ khu vực xảy ra sự kiện Tunguska có chứa nhiều vật chất sao chổi.Dù vậy, một số chuyên gia vẫn tin rằng, "thủ phạm" gây ra sự kiện Tunguska có thể là do một hố đen "nhỏ" đi ngang qua Trái đất, sự phản vật chất, nổ khí mêtan, điện từ, vật thể bay không xác định...Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được những bằng chứng khoa học giúp chứng minh, làm sáng tỏ sự việc này.Mời độc giả xem video: Ngày này năm xưa: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Sự kiện Tunguska hay còn gọi vụ nổ lớn Siberia xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga vào 7h17 sáng ngày 30/6/1908. Vụ nổ bí ẩn này đến nay vẫn chưa thể giải mã thành công.
Theo các tài liệu, vụ nổ kỳ bí trên đã làm gãy đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích khoảng 2.150 km2 trong rừng taiga. Vụ nổ mạnh đến mức "xóa sổ" mọi cây cối trong bán kính 40 km. Tiếp sau đó là một đợt sóng xung kích đã làm vỡ cửa sổ kính của những ngôi nhà nằm cách tâm chấn hàng trăm km.
Một số nhân chứng kể rằng đã nhìn thấy một "quả cầu lửa" rơi từ trên trời xuống. Trong thời gian diễn ra vụ nổ, nhiều người dân đứng không vững, bị ngã.
Những nghiên cứu sau đó của các chuyên gia chỉ ra năng lượng sản sinh từ sự kiện Tunguska ước tính trong khoảng 10 - 20 triệu tấn thuốc nổ TNT. Con số này tương đương với sức hủy diệt của Castle Bravo - vũ khí hạt nhân mạnh nhất mà Mỹ từng thử nghiệm.
Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân dẫn tới vụ nổ lớn Siberia như sự kiện này xảy ra do tiểu thiên thạch, sao chổi...
Trong số này, giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất là sự kiện Tunguska xuất phát từ vụ nổ trên không của một thiên thạch khi nó cách bề mặt Trái đất khoảng từ 6 -10 km. Người ta suy đoán đó có thể là một sao chổi thiên thạch, thành phần chủ yếu gồm băng và bụi.
Do đó, sao chổi thiên thạch hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại bằng chứng nào.
Những nghiên cứu của các chuyên gia sau đó cho thấy những mẫu vật lấy từ khu vực xảy ra sự kiện Tunguska có chứa nhiều vật chất sao chổi.
Dù vậy, một số chuyên gia vẫn tin rằng, "thủ phạm" gây ra sự kiện Tunguska có thể là do một hố đen "nhỏ" đi ngang qua Trái đất, sự phản vật chất, nổ khí mêtan, điện từ, vật thể bay không xác định...
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được những bằng chứng khoa học giúp chứng minh, làm sáng tỏ sự việc này.
Mời độc giả xem video: Ngày này năm xưa: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.